NLXH: Suy nghĩ về tệ nạn xã hội trong học đường
Gợi ý
I.Mở bài
Đất nước đang phát triển, bên cạnh những mặt ưu việt của nền kinh tế thị trường, còn có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống con người và học sinh, sinh viên như tệ nạn nói tục, chửi thề, gian lận thi cử, cờ bạc lô đề,…đã lan cả chốn học đường trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội và mỗi gia đình.
II. Thân bài
- Thực trạng
– Học sinh, sinh viên là lứa tuổi đang trưởng thành, tâm lí phát triển chưa ổn định. Rất đễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu ở bên ngoài xã hội.
– Tệ nạn nói tục, chửi bậy khá phổ biến trong giới hs, sv. Thậm chí họ cho rằng trước mỗi câu nói có câu chửi thề mới là “sành điệu”, “dân chơi thứ thiệt”. Họ còn gọi là ngôn ngữ thời @. Thích sáng tạo những từ mới theo xu hướng tiêu cực như : “nhục như con trùng trục”, “xinh như con tinh tinh”, “ông bô”, “bà bô” để chỉ bố, mẹ.
– Bên cạnh đó tệ nạn gian dối trong thi cử củng ở mức bào động. Quay cóp, thi hộ, thi kèm, sử dụng điện thoại di động để quay bài.
Trên đài, báo hằng ngày đưa tin những áo trắng học trò đứng trước vành móng ngựa vì sát phạt bài bạc, vì đánh nhau thậm chí là đâm chém nhau ngay giữa giảng đường.
- Nguyên nhân
– Lứa tuổi hs, sv tò mò, dễ bị lôi cuốn, nông nổi, bồng bột, cho nên rất dễ bị các tệ nạn tấn công.
– Hs, sv bắt trước và muốn chứng tỏ là người lớn và có bản lĩnh.
– Do sự quản thúc của gia đình, nhà trường, xã hội còn lỏng lẻo.
- Hậu quả
– Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách Hs, sv, thanh niên như băng hoại giá trị đạo đức, lãng phí thời gian, tiền bạc.
– Chửi thề, nói tục làm mất nhân cách hs.
– Gian lận trong thi cử khiến họ trở thành kẻ gian dối.
– Bài bạc, đánh đấm nhau tự hủy hoại tương lai của chính mình.
- Biện pháp
– Tuyên truyền để mỗi hs, sv nhận thức được mối nguy hiểm từ những tệ nạn trên. Gia đình, nhà trường, xã hội phải có sự quản lí, giáo dục chặt chẽ. Tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích lôi cuốn hs vào những hành động có ích.
III. Kết bài: liên hệ bản thân