Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa (Vĩnh Phú). Quê ở Quảng Nam – Đà Nẵng.
Thuở nhỏ ông sống cùng gia đình ở Việt Bắc. Sau khi xuất ngũ năm năm 1970 xuất ngũ, Lưu Quang Vũ làm nhiều nghề khác nhaụ Nhưng từ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, ông là một phóng viên của “Tạp chí sân khấu”.
Lưu Quang Vũ từng làm thơ, làm báo, lại viết văn khá có duyên, cộng với một tâm hồn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu.
Vợ chổng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh
Trong hơn 50 tác phẩm trong khoảng thời gian tám năm, mà càng thời gian cuối những sáng tác càng nhiều, có thể chia làm ba loại:
Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá…
Loại 2: Dựa vào một cốt chuyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em…
Loại hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và đóng góp lớn nhất cho sân khấu những năm qua và tuyệt đại bộ phận sáng tác này đều là đề tài hiện đạị
Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng các vỡ diễn, ngay cả khi viết về đề tài lịch sử, dã sử, truyện cổ dân gian trong nước cũng như của nước ngoàị .
Cùng lúc Vũ vừa làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật trong đời sống thành những chi tiết nghệ thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức khái quát. Thiếu điều đó thì sẽ chỉ có một thứ hiện thực “bò sát”, hoặc tập hợp những chi tiết hoàn toàn có thật mà vẫn tạo nên một cơ thể nghệ thuật giả.
Giữa lúc tài năn đang sung mãn, đột ngột thay, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ từ trần trong một tai nạn giao thông tại tỉnh Hải Hưng, cùng với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và con trai là Lưu Quỳnh Thợ
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:
+ Về kịch bản sân khấu:
– Kịch dài:
1. Đôi bạn quê hương (1966)
2. Sống mãi tuổi 17 (1979)
3. T.15 về đâu (1980)
4. Mùa hạ cuối cùng (1981)
5. Cô gái đội mũ nồi xám (1981)
6. Người con gái trở về
(Trời xanh trên mái phố) (1981)
7. Những ngày đang sống (1981)
8. Thủ phạm là aỉ (1982)
9. Cây ngọc lan của Huyền (1982)
10. Nữ ký giả (1983)
11. Dạ khúc tình yêu (1983)
12. Nàng Sita (1982)
13. Ngôi sao màu lá xanh
(Giòng máu trắng) (1983)
14. Hẹn ngày trở lại (1984)
15. Nguồn sáng trong đời (1984)
16. Bên sông Thu Bồn (1984)
17. Tôi và chúng ta (1984)
18. Người trong cõi nhớ (1982)
19. Vách đá nóng bỏng (1983)
20. Đường bay (1984)
21. Hoa xuyến chi (1982)
22. Hồ Trương Bađa hàng thịt (1981)
23. Người tốt nhà số 5 (1981)
24. Ngọc Hân công chúa (1984)
25. Lời nói dối cuối cùng (Cuội và Bờm) (1985)
26. Đất sống của người (1985)
27. Vi khuẩn Han-Xen (Hạnh phúc của người bất hạnh) (1985)
28. Đôi dòng sữa mẹ (Hai giọt máu) (1985).
29. Ông vua hóa hổ (1985)
30. Khoảnh khắc và vô tận (1986)
31. Tin ở hoa hồng (1986)
32. Nếu anh không đốt lửa (1986)
33. Hoa cúa xanh trên đầm lầy
34. Muối mặn của đời em
35. Đam San
36. Chết cho điều chưa có
37. Quyền được hạnh phúc (1987)
38. Đôi đũa Kim Giao
39. Ông không phải bố tôi (1988)
40. Linh hồn của đá
41. Bệnh Sĩ (1988)
42. Lời thề thứ chín
43. Chim Sâm Cầm không chết (1988)
44. Trái tim trong trắng (Vụ án hai ngàn ngày) (1988)
45. Điều không thể mất (1988)
46. Người bạn già (1984)
– Kịch ngắn:
47. Juy-li-ét không trẻ mãi
48. Sống giả chết giả
49. Con tò te
50. Tẩy, bút chì và thước kẻ (Chưa công bố)
51. Ngọn gió vô hình (Chưa công bố)
52. Đoàn thanh tra tới
53. Câu chuyện chiều cuối năm
…
Ngoài ra còn một số truyện ngắn, thơ đã in trên các báo, tập chí và chưa công bố.