Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung thì thôi học, đi dạy tự
Nhà thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi; đến năm 17 thì xuất bản tập thơ đầu tay Điêu Tàn mà lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”.
Sau 1954, Chế Lan Viên nằm trong Ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội, viết nhiều thơ, bút ký, tùy bút, tiểu luận văn học. Sau 1975, ông vào Sài Gòn, ở quận Tân Bình, mất tại đấy ngày 19 tháng 6 năm 1989.
Tác phẩm tiêu biểu: tập văn xuôi Vàng Sao (1942), các tập thơ Điêu Tàn (1937), Gửi Các Anh (1954), Ánh Sáng và Phù Sa (1960), Hoa Ngày Thường — Chim Báo Bão (1967), Hoa Trên Đá (1984)…
Người ta thường biết Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu Tàn, một trong những tác phẩm nổi bật trong thi đàn tiền chiến. Đọc Điêu Tàn là bước vào một thế giới ma quỉ, kinh dị, âm u và huyền bí. Tập thơ mượn những lời rên rỉ, khóc than nghẹn ngào, chất chứa bao u uất lẫn căm hờn của một dân tộc bị diệt vong để bộc lộ lòng yêu nước một cách kín đáo
Hồ Dzếnh
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh theo giọng Quảng Đông). Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóạ Cha là người Quảng Đông, sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.
Nhà thơ, nhà văn Hồ Dzếnh
Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm 1931. Năm 1953 vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết báo, làm thợ
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nộị
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Quê Ngoại (1942), Hoa Xuân Đất Việt (1946); tập truyện ngắn Chân Trời Cũ (1942); và các tiểu thuyết Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (1942), Những Vành Khăn Trắng (1946).
Sự pha trộn của hai giòng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho “quê ngoại” thân thương.