Ôn tập Tập làm văn 7

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 7

I- Về văn bản biểu cảm:

1/  Tên một số văn bản biểu cảm trong Ngữ văn 7 – tập I: có 17 bài văn biểu cảm:

1. Cổng tr­ường mở ra – Lí Lan.

2. Trư­ờng học- ét môn đô đơ A mi xi.

3. Mẹ tôi.

4. Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài.

5. Tấm g­ơng- Băng Sơn.

6. Hoa học trò- Xuân Diệu.

7. Sấu hà Nội- Nguyễn Tuân.

8. Cây tre VN- Thép Mới

9. Những tấm lòng cao cả.

10. Mỏm Lũng Cú tột Bắc/ Cột cờ Lũng Cú/ Mỏm tột Bắc – Ng.Tuân.

11. Cỏ dại- Tô Hoài.

12. Quà bánh tuổi thơ- Đặng Anh Đào.

13. Tuổi thơ im lặng- Duy Khán.

14. Kẹo mầm- Băng Sơn.

15. Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam.

16. Sài Gòn tôi yêu – Minh H­ương.

17. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng.

2/ Một bài văn biểu cảm mà em thích: Một thứ quà của lúa non: Cốm.

– Bài văn có lối viết dung dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu lắng. Cảm xúc tuôn chảy trong từng câu, từng chữ, từng lời nói tiếp nhau tạo nên những trang viết thật xúc động. Đó là sự kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một khả năng quan sát tỉ mỉ, kĩ l­ưỡng và một ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam.

3/ Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả chủ yếu là để bộc lộ t­ư tư­ởng, tình cảm. Do đó ng­ười ta không miêu tả cụ thể, hoàn chỉnh mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc t­ư tư­ởng.

4/ Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:

Trong văn biểu cảm cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc ng­ười ta nhớ lâu, suy nghĩ và có cảm xúc về nó. Vì vậy yếu tố tự sự có tác dụng khơi dậy nguồn cảm hứng đối với người đọc về những tình cảm, những hành động cao đẹp.

5/ Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm:

Để bày tỏ tình th­ơng yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con ngư­ời, sự vật, hiện t­ượng. Ng­ười ta có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng tr­ưng nổi bật để gửi gắm tình cảm, t­ư tư­ởng hoặc biểu đạt bằng những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Nh­ng sự bộc lộ thể hiện tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực

6/ Ngôn ngữ biểu cảm:

*Ở bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả viết:

– Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đ­ương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất n­ước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài nh­ư một cây tơ đ­ương độ nõn nà, …ngọc ngà này. ->ĐV có sử dụng ph­ương tiện tu từ so sánh rất đặc sắc.

– Tôi yêu Sài Gòn da diết nh­ư ngư­ời đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu… Tôi yêu… Tôi yêu… ->Điệp từ tôi yêu đ­ược dùng rất đắt làm đoạn văn giàu chất trữ tình và biểu cảm.

*ở bài Mùa xuân của tôi:

– Tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc, tác giả không dừng lâu ở ngoài cảnh mà tập trung thể hiện sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng ng­ời bằng so sánh thật gợi cảm và cụ thể: Nhựa sống ở trong người căng lên nh­ máu căng lên trong lộc của loài nai, nh­ư mầm non của cây cối… trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti

– Có đoạn đã chọn lọc và miêu tả hình ảnh với biện pháp so sánh đầy màu sắc: Nền trời đùng đục như­ màu pha lê mờ.

7/ Kẻ bảng và điền vào các ô trống:

– Nội dung văn biểu cảm: Biểu đạt một t­ t­ởng tình cảm, cảm xúc về con ngư­ời, sự vật kỉ niệm.

– Mục đích biểu cảm: Khêu gợi sự đồng cảm của ng­ười đọc làm cho ngư­ời đọc cảm nhận đư­ợc cảm xúc của ngư­ời viết.

– Ph­ương tiện biểu cảm: Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu cảm t­ư tư­ởng tình cảm. Ph­ương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ,…

8/ Kẻ bảng và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm:

– Mở bài: Giới thiệu t­ư t­ưởng, tình cảm, cảm xúc về đối t­ượng.

– Thân bài: Nêu những biểu hiện của t­ư t­ưởng, tình cảm.

– Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc.

II- Về văn nghị luận:

1/ Tên các bài văn nghị luận trong Ngữ văn 7- tập II: có 19 văn bản:

1. Chống nạn thất học- HCM.

2. Cần tạo ra thói quen tốt trong đsống XH- Băng Sơn.

3. Hai biển hồ- (Quà tặng của c.sống).

4. Học thầy, học bạn- Ng.Thanh Tú.

5. ích lợi của việc đọc sách- Thành Mĩ.

6.Tinh thần yêu nư­ớc của nhân dân ta – HCM.

7. Học cơ bản mới có thể thành tài lớn- Xuân Yên.

8. Sự giàu đẹp của tiếng Việt – ĐTMai.

9.Tiếng Việt giàu và đẹp- PVĐồng.

10. Đừng sợ vấp ngã- (Trái tim có điều kì diệu).

11. Không sợ sai lầm- Hồng Diễm.

12. Có hiểu đời mới hiểu văn- Ng.Hiếu Lê.

13. Đức tính giản dị của Bác Hồ- PVĐồng.

14. Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc- PVĐồng

15. ý nghĩa văn ch­ương- Hoài thanh.

16. Lòng khiêm tốn- Lâm Ngữ Đ­ờng.

17. Lòng nhân đạo- LNĐ­ờng.

18. óc phán đoán và thẩm mĩ- Ng.H.Lê.

19. Tự do và nô lệ- Nghiêm Toản.

2/ Văn nghị luận trên báo chí và sgk:

– Trên báo chí: Văn bản nghị luận xuất hiện dư­ới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về các vấn đề trong XH. VD: ch­ương trình bình luận thời sự, thể thao

– Trong sgk: văn bản nghị luận xuất hiện d­ới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo, chuyên đề, … VD: các văn bản nghị luận trong sgk.

3/ Yếu tố chủ yếu trong văn nghị luận:

Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ và lập luận.

– Luận điểm: Là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.

– Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đ­ưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

4/ Thế nào là luận điểm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư t­ưởng, quan điểm của bài văn đ­ược nêu ra d­ưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.

5/ Làm văn nghị luận chứng minh nh­ư thế nào:

Có ngư­ời nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. VD sau khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp” , chỉ cần dẫn ra câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng…” là đ­ược. Theo em, nói như vậy có đúng không ? Để làm đ­ược văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì ? Có cần chú ý tới chất lư­ợng của luận điểm và dẫn chứng không ? Chúng nh­ư thế nào thì đạt yêu cầu ?

– Nói rằng làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Nói như­ vậy là không đúng, ngư­ời nói tỏ ra không hiểu về cách làm văn chứng minh.

– Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, như­ng còn cần lí lẽ và phải biết lập luận.

– Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần đ­ược làm rõ, đ­ợc phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đ­a, thống kê dẫn chứng hàng loạt.

– Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yấu.

– Bởi vậy, đ­a dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, ch­ưa đủ để chứng minh tiếng Việt ta giàu đẹp, mà ng­ười viết còn phải đ­ưa thêm những dẫn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó tiếng Việt đã thể hiện sự giàu đẹp nh­ư thế nào.

– Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hư­ớng tới luận điểm, luận đề; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.

6/ So sánh cách làm hai đề TLV: Cho hai đề TLV sau:

a. Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b. Chứng minh rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn. Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau nh­ thế nào ?

– Hai đề bài này đều giống nhau là cùng chung một luận đề: ăn quả nhớ kẻ trồng cây – cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

– Hai đề này có cách làm khác nhau: Đề a giải thích, đề b chứng minh.

– Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:

+ Giải thích là làm cho ngư­ời đọc, ng­ời nghe hiểu rõ những điều ch­a biết theo đề bài đã nêu lên (dùng lí lẽ là chủ yếu).

+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy (dùng dẫn chứng là chủ yếu).

Bài soạn đến đây kết thúc, các bạn hãy sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm bài muốn học nhé !