Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.4

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 7

PHẦN II. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7

Chuyên đề: Giới thiệu Văn học dân gian và đặc trưng thơ Trung đại Việt Nam và Thơ Đường

I. Văn học dân gian Việt Nam

1. Khái niệm văn học dân gian.

    – Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trớ tuệ nhân dân ).

    – Văn học dân gian cũng gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.

    – Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kỡ lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.

2. Các thể loại văn học dân gian

a. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hũ, vố, truyện thơ.

b. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

c. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.

3. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

a. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ…)

b. Tính truyền miệng.

c. Gắn với sinh hoạt xó hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động…)

4. Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc

a. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.

b. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.