Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần I.1

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 7

PHẦN I. NỘI DUNG ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC NGỮ VĂN ĐÃ HỌC

 – Ôn tập củng cố kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn lớp 6. Trên cơ sở đó tích hợp 1 số phần hoặc chương kiến thức có liên quan đến chương trình Ngữ văn lớp 7. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học và văn biểu cảm, ngị luận văn học và nghị luận xã hội.

– Kiến thức trọng tâm ôn tập:

   + Phân môn tiếng Việt: Ôn lại một số bptt đã học để vận dụng vào các bài văn cảm nhận tiến tới làm quen với thể loại biểu cảm ở lớp 7. Biết và vận dụng 1 số kiểu câu trong tạo lập văn bản.

   + Phần Văn: Hiểu biết khái niệm thể loại văn bản. Chủ đề và tư tưởng của các văn bản đã học.

   + Phần làm văn: Củng cố và nâng cao kiến thức và phương pháp làm bài văn tự sự và văn miêu tả.

– Rèn kỹ năng tạo lập văn bản ở mức độ tổng hợp kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong cùng 1 bài làm văn.

I. Phần tiếng Việt:

  1. Từ và nghĩa của từ:

– Nhắc lại khái niệm và thực hành phân biệt từ theo từng tiêu chí:

   + Cấu tạo

   + Nghĩa

– Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

– Bp: Làm theo mẫu và thực hành phân biệt ngẫu nhiên à Viết đoạn

  1. Các biện pháp tu từ:

– Gồm: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, chữa lỗi dùng từ.

– Nhắc lại khái niệm, tác dụng và ý nghĩa tu từ trong văn cảnh.

– Bp: Cho ngữ liệu à Y/c h/s phát hiện và phân tích ý nghĩa tác dụng ngữ nghĩa trong từng văn cảnh cụ thể à Luyện viết đoạn và bài văn cảm thụ hoàn chỉnh (TLV).

  1. Từ loại:

– Gồm: Danh, động, tính, số, lượng, chỉ phó từ.

– Ôn khái quát về khái niệm và khả năng vai trò từng loại trong câu.

  1. Cụm từ:

– Khắc sâu và nâng cao về khả năng mở rộng của 1 số cụm từ trong câu để tích hợp phần dùng cụm C-V để mở rộng câu (lớp 7).

  1. Các loại câu và chữa câu.

– Ôn cơ bản (chỉ nhắc lại).