Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

(Trích)            Hê-minh-uê

I- Tiểu dẫn:

 1- Tác giả:

– Nhà văn Mĩ nổi tiếng (1899 – 1961).

– Sinh ra trong một gia đình trí thức.

– Cuộc đời gắn liền với hai cuộc chiến tranh thế giới.

– Các tác phẩm chính: sgk.

– Đóng góp nổi bật: nghệ thuật đối thoại, nguyên lí “tảng băng trôi”, thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí, nghị lực, lương tri của con người…

 2- Tác phẩm:

– Tiểu thuyết ra đời 1952 và đến năm 1954 nhận giải Noben văn học.

– Được xem là tuyên ngôn nghệ thuật cho toàn bộ các sáng tác của H.

– Tóm tắt tác phẩm: sgk.

– Vị trí đoạn trích: gần cuối tác phẩm.

– Bố cục:

– Phần 1: Từ đầu -> “con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng”: miêu tả cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão.

– Phần 2: tiếp theo đến hết: miêu tả hành trình trở về của ông lão.

II- Đọc hiểu:

 1- Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão:

  a- Nghệ thuật miêu tả cá kiếm:

– Ngoại hình: khổng lồ, đẹp.

– Yếu tố được đặc tả: thân hình và cái đuôi- đồ sộ, hiên ngang, mạnh mẽ…

=> cuộc chiến càng quyết liệt, nâng cao tầm vóc ông lão.

– Thái độ của ông lão với con cá:

+ Vừa yêu quí,vừa quyết tâm giết nó cho bằng được.

+ Nguyên nhân: Yêu con cá có những phẩm chất cao quí. Nghề câu cá – phải bắt cá: chứng tỏ mình ( danh dự và lòng tự trọng)

-> Nghệ thuật miêu tả của tác giả: hình ảnh con cá kiếm hiện lên như một đối thủ đáng gờm của ông lão, báo hiệu một cuộc chiến đấu cật lực, gay cấn, đầy ý nghĩa.

     b- Chiến thắng của ông lão:

– Ông lão già yếu chiến thắng con cá kiếm khổng lồ.

=> Nỗ lực lớn lao.

=> Nâng cao ý nghĩa chiến thắng.

– Nguyên nhân: tay nghề điêu luyện + niềm tin, ý chí, nghị lực.

– Ý nghĩa:

+ Phải biết tích lũy kinh nghiệm.

+ Dùng đầu óc để suy xét.

+ Chịu đựng, nhẫn nại để giành chiến thắng.

– Thái độ cua nhà văn:

+ Ngợi ca, tin tưởng vào con người.

+ Khẳng định trí tuệ, khả năng chịu đựng của con người.

-> Cuộc chiến đấu và chinh phục cá kiếm thể hiện tài nghệ, ý chí và nghị lực của ông lão, khảng định “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

  2 – Nghệ thuật xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm:

Độc thoại nội tâm: lúc thầm kín, lúc bộc ra thành tiếng (ngôn từ đối thoại) nhằm:

+ Phân tích tình hình.

+ Tự động viên bản thân.

+ Ý thức về công việc nhọc nhằn của mình.

=> Kiểu “nhân vật tâm trạng”

Đan xen lời kể, độc thoại, đối thoại => lời kể hấp dẫn, có chiều sâu, không nhàm chán.

-> Độc thoại nội tâm góp phần bộc lộ rõ chân dung nhân vật, tạo chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện rõ hơn nguyên lí “ tảng băng trôi’ trong tác phẩm.

– Nguyên lí “tảng băng trôi” trong đoạn trích:

+ Có nhiều “ khoảng trống trong câu chữ”.

+ Hình tượng giàu sức gợi, đa tầng nghĩa ( hình tượng ông lão trong cuộc chiến với con cá kiếm)

III- Tổng kêt:

1- Nghệ thuật:

– Nghệ thuật kể chuyện: kết hợp kể, tả, xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm nhuần nhuyễn.

– Vận dụng nguyên lí “tảng băng trôi” tạo chiều sâu ý nghĩa.

2- Nội dung: Qua hình tượng quật cường của ông lão, tác giả gởi gắm niềm tin lớn lao vào con người: Trong bất kì hoàn cảnh nào “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.