Diễn đạt trong văn nghị luận

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I- Cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn nghị luận:

 1) Phân tích ngữ liệu:

a) Bài tập 1:

– Ví dụ 1: dùng từ ngữ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ,vẻ đẹp lung linh….

– Ví dụ 2: Cách trình bày chính xác và thận trọng hơn:

 + Dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp, làm cho ý tứ thêm phong phú: HCM, Bác, Người, người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ,…

 + Cách trích lại các từ ngữ được dùng để nói chính xác “cái thần” trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh, sinh động, giàu sức thuyết phục.

b) Bài tập 2:

– Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, mmọt tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngụi dài, tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau, niềm than van của bờ sông, bãi cát,…được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ, rất phù hợp với tâm trạng nhà thơ Huy Cận trong tập “ Lửa Thiêng”

– Các từ ngữ giàu tính gợi cảm ( đìu hiu, ngậm ngụi dài, than van, cảm thương) với lói xưng hô đặc biệt ( chàng) và hàng loạt các thành phần đồng chức nêu bật sự đồng điệu giữa người viết với nhà thơ Huy Cận.

c) Bài tập 3:

– Chú ý các từ ngữ sau dùng sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,…

– Dùng từ không phù hợp với đặc điểm phong cách văn bản nghị luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh,..

2- Kết luận: ( sgk )

II- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:

 1- Phân tích ngữ liệu:

a) Bài tập 1:

– Đoạn (1) sử dụng toàn câu tường thuật, cấu tạo cơ bản giống nhau: đều là câu chủ động với chủ ngữ là Trọng Thuỷ. Cách diễn đạt này không sai nhưng đơn điệu, thiếu sức gợi cảm.

– Đoạn (2) sử dụng nhiều kiểu câu: câu tường thuật, câu hỏi tu từ, sử dụng linh hoạt: câu ngắn, câu dài; sử dụng một số phép tu từ về câu: phép chêm xen, phép liệt kê.

b) Bài tập 2, 3: tương tự.

2- Kết luận:

– Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

– Sử dụng phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.

III- Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận:

1- Phân tích ngữ liệu:

a) Bài tập 1:

(a)- Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau, tuy nhiên về giọng điệu hai đoạn có điểm tương đồng: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm.

– Điểm khác nhau:

+ Đoạn trích (1) của chủ tịch HCM thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau.

+ Đoạn trích (2) của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách diễn đạt như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi, đồng thời thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).

(b)- Sự khác biệt trong giọng điệu trong hai đoạn trích đầu tiên là do đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,… cũng tạo nên sự khác nhau đó.

b) Bài tập 2:

– Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu cảm thán, câu cầu khiến có tính chất hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn và câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.

– Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, nhiều thành phần đồng chức tạo giọng văn giàu cảm xúc.

2- Kết luận: sgk