Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

ĐẤT NƯỚC

( Trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm )

I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:

– Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 )  quê Thừa thiên Huế

– Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời đánh Mĩ: những nhà thơ chiến sĩ.

-Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước.

– Tác phẩm chính:( sgk )

 2- Tác phẩm:
-Trích phần đầu chương V của trường ca “ Mặt đường khát vọng”

– Đề tài: Đất nước

  + Là một đề tài quen thuộc

  + Bao trùm thơ ca thời chống Mĩ – mang dấu ấn của sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của những nhà thơ vừa cầm bút vừa cầm súng.

– Tư tưởng cốt lõi: Đất nước là của nhân dân.

– Bố cục: chia làm 2 phần.

  + Phần 1: Định nghĩa về đất nước.

  + Phần 2: Đất nước là của nhân dân.

II- Đọc hiểu:

 1- Định nghĩa về đất nước:
a- Cội nguồn đất nước:

– Đất nước:
 + Câu chuyện mẹ kể.

 + Miếng trầu bà ăn.

 + Dân mình trồng tre, đánh giặc.

 + Tóc mẹ bới sau đầu.

 + Gừng cay muối mặn.

 + Cài kèo, cái cột.

 + Hạt gạo xay, giã, dần, sàng.

→ Đất nước là những gì bền vững sâu xa đã hình thành và tồn tại từ ngàn xưa trong quá khứ của dân tộc. Và cũng là những gì gần gũi trong cuộc sống  hàng ngày của mỗi con người. Đó cũng chính là chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc.

– Khái niệm trên được biểu đạt  bằng các hình ảnh và ngôn từ mang màu sắc dân gian.

   b- Cảm nhận đất nước trong không gian, thời gian và kết tinh ở mối con người:

– Đất nước là không gian cụ thể, gần gũi với mỗi con người. Tác giả đi vào khai thác thành tố của từ Đât – Nước:

  + Đất:   ◦nơi anh đến trường.

(xương ) ◦ nơi chim về.

               ◦ nơi “ chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc”

+ Nước:◦ em tắm.

(máu)      ◦ con cá ngư ông móng nước biển khơi.

                ◦ Rồng ở.

→ĐN có trong máu thịt,tâm hồn con người. Đó là những di sản văn hoá vật chất mà cha ông để lại.

– Đất Nước: Là nơi ta hò hẹn.

                       Em đánh rơi chiếc khăn.

                       Dân mình đánh giặc.

→ là không gian thân thuộc, bình dị, gần gũi, thân thương, gắn liền với mỗi con người từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.

– Đất nước trường tồn qua thời gian đằng đẵng từ:

  + Âu Cơ – Lạc Long Quân

  + Các vua Hùng.

→ ĐN là bờ cõi, lãnh thổ thiêng liêng mà bao đời ông cha ta ra sức mở rộng gìn giữ.

– Đất nước là sự kết nối của:
  + Cá nhân – cá nhân.

  + Cá nhân – cộng đồng.

  + Các thế hệ: đã khuất, bây giờ, mai sau.

→ Đất nước là bề rộng không gian, là bề dày lịch sử dân tộc.

* ĐN qua cảm nhận của nhà thơ vừa thiêng liêng vừa sâu xa, lớn lao, gần gũi, thân thiết với cuộc sống của mỗi con người.→ Tác giả suy gẫm về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN: phải biết hi sinh để bảo vệ ĐN.

 2- Đất nước là của nhân dân: Đất nước được nhìn từ các phương diện.

  a- Địa lí:
    Thiên nhiên đất nước với những cảnh quan, những địa danh, những ao đầm,sông hồ, bờ bãi,…tất cả đều in dấu ấn bóng dáng con người, thấm đẫm tình cảm và tâm hồn con người.

→ Chính nhân dân đã làm nên dáng hình Đất nước.

  b- Lịch sử:

– Lịch sử 4000 năm được ghi lại bởi vô vàn những con người vô danh, bình dị, không ai nhớ mặt đặt tên.

 – Họ đã + làm ra đất nước.

              + chiến đấu và bảo vệ ĐN.

              + giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị tinh thần và vật chất: hạt lúa, ngọn lửa, những tên xã, tên làng,..

→ Chính nhân dân đã làm nên lịch sử đất nước.

  c- Văn hoá: Những phẩm chất cao đẹp của truyền thống dân tộc đã được đúc kết trong ca dao dân ca. Họ dạy ta:

  – Biết yêu chân thành và mãnh liệt.

  – Quí trọng sức lao động, quí trọng nghĩa tình.

  – Biết chiến đấu quật cường.

→ Chính nhân dân đã gìn giữ, phát huy truyền thông văn hoá cao đẹp của dân tộc.

* ĐN này là đất nước của nhân dân.

 3- Nghệ thuật:  Cách thể hiện độc đáo về đề tài quen thuộc.

– Thể thơ tự do phóng túng.

– Phong cách chính luận giàu chất suy tưởng + chất trữ tình đằm thắm, dạt dào cảm xúc .

– Đậm đà chất liệu dân gian như một biện pháp nghệ thuật, phù hợp với chủ đề tác phẩm

III- Chủ đề:
   Bài thơ là một định nghĩa về Đất nước giản dị mà vô cùng sâu sắc. Đó là nhận thức về cội nguồn sâu xa của dân tộc, về bề rộng không gian, về bề dày lịch sử, về chiều sâu văn hoá, về trí tuệ, tâm hồn, ý chí của nhân dân đã tạo dựng nên Đất nước – Của mọi người và của mỗi người.