Tình yêu qua bài Những em bé lớn lên trên lưng mẹ

Đề bài: Bài Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. Qua khúc hát ru ở phần cuối bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Bài làm:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

             Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

            Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

        Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

                Anh trai cầm súng, chị gái cầm chuông

   Mẹ địu em đi đề giành trận cuối

             Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

            Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn

 

                          – Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay ơi hỡi

                Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước

         Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

                                              Mai sau con lớn làm người Tự do…”

a) Mở bài:

–  Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong môi trường quân đội, thời kì chống Mĩ cứu nước.

–  Bài thơ có ba khúc ca, mỗi khúc có 2 khổ, được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà- ôi trên miền núi Trị Thiên. Đây là khúc ca thứ 3 thể hiện tình thương con gắn với tinh thần chiến đấu, với lòng yêu nước của người mẹ Tà- ôi.

b) Thân bài:

*       Người mẹ tảo tần, lam lũ:

– Hình ảnh người mẹ gắn bó với hoàn cảnh, công việc chiến đấu. Đó là lúc ” Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối” muốn đẩy đồng bào Tà – ôi vào chỗ chết, nên mẹ phải địu con không phải để giã gạo, tỉa bắp mà là ” chuyển lán”,”đạp rừng”. Mẹ cùng ”anh trai , cầm súng” , ”chị gái cầm chông” ra trận , đi tiếp tế, đi tải đạn, di chuyển lương thực……với tinh thần quyết tâm tin tưởng vào thắng lợi.

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

             Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

            Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

        Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

                Anh trai cầm súng, chị gái cầm chuông

   Mẹ địu em đi đề giành trận cuối

             Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

            Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”

*       Mong ước của mẹ:

– Mong ước của mẹ là mơ ước” Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” hay con mau chống lớn khôn, có sức khỏe cường tráng , “ vung chày lún sâu” , “con mơ cho mẹ được thấy  Bác Hồ” làm người Tự do. Đó chính là ngày miền Nam được giải phóng , đất nước được thống nhất , con được làm người dân của đất nước độc lập tự do.

                         “Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay ơi hỡi

                Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước

         Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

                                               Mai sau con lớn làm người Tự do…”

  1. Kết bài:

– Người đọc xúc động trước tấm lòng vị tha ,nhân hậu của bà mẹ Tà- ôi , của những người mẹ miền Tây Thừa Thiên và cũng là phụ nữ Việt Nam nói chung, và tấm lòng của tác giả đối với các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

– Liên hệ với hình ảnh người Bà trong bài thơ : bếp lửa” của Bằng Việt.