Câu 87: Bốn con Rồng kinh tế ở châu Á

Câu 87. Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế – xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế mà anh /chị đã nêu trên.

 

Hướng dẫn làm bài

1) Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan.

2) Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng kinh tế nhất trong bốn con rồng châu Á.

* Xingapo:

– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Xingapo bị Nhật chiếm đóng (1942 – 1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Xingapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Xingapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.

– Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Xingapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malaixia, Anh phải thừa nhận nền độc lập Xingapo. Năm 1963, Xingapo gia nhập liên bang Malaixia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Xingapo.

– Bắt đầu từ 1963, Xingapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế. Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển kinh tế, Xingapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NICs) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966 – 1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.

– Nhà nước Xingapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế.

– Xingapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh…

* Lãnh thổ Đài Loan

– Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000). Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.

– Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội:

§ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế – xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mĩ.

§ Những năm 60: Đài LOan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.

– Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm….

* Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)

– Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NICs) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng” ở châu Á.

– Từ năm 1962 – 1991, tổng sản phẩm quốc dân tăng gần 130 lần cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng.

Có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là một xã hội thông tin khá cao có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxét, máy tính điện tử …

– Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.

* Hồng Công

– Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.

– Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.

– Theo ý tưởng “một nước – hai chế độ” của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.

– Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh.

“Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.