Câu 68. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX). (Đề HSG Quốc gia, năm 2009)
Hướng dẫn làm bài
1. Sự phân chia khu vực ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai :
Trong Hội nghị Ianta (2 – 1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã có những thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á :
+ Bảo vệ nguyên trạng và công nhận độc lập cho Mông Cổ.
+ Trả lại cho Liên Xô miền nam đảo Xakhalin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này.
§ Quốc tế hoá cảnh Đại Liên (Trung Quốc).
§ Khôi phục việc liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân.
§ Trả lại Liên Xô đường sắt Siberi – Trường Xuân.
§ Cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Nam Mãn – Đại Liên.
§ Liên Xô chiếm 4 đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản : Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38° làm ranh giới.
+ Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp, bao gồm cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng. Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á,…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Hà Lan,…)
* Nhận xét :
– Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,…).
– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trOng Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
2. Sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai :
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các quốc gia châu Á đều giành được chính
quyền nhưng là những nước có nền kinh tế nghèO nàn lạc hậu và đang đứng trước nguy cơ
bị chủ nghĩa thực dân trở lại xâm lược… Vì thế khi chiến tranh lạnh xảy ra, châu Á bị cuốn
vàO guồng máy chiến tranh và là nơi nổ ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, nơi biểu hiện rõ
nhất sự đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ.
– Châu Á là mục tiêu chiến lược để Mĩ chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa :
Mĩ đã lôi kéO và ép buộc một số nước châu Á tham gia vào liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu như khối SEATO (gồm Philíppin, Niudilân, Pakixtan, Thái Lan, Nam Việt Nam, Liên minh quân sự Mĩ – Nhật. Mĩ đặt hàng ngàn căn cứ quân sự trên lãnh thổ những nước thành viên nhằm mục tiêu chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Mĩ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, ngăn chặn làn sóng cộng sản đang tràn khắp châu Á. Mĩ giúp Pháp về tài chánh và phương tiện chiến tranh và từng bước dính líu vào chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
Mĩ huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổ bộ vào Bắc Triều Tiên, chia cắt lâu dài đất nước này với hai chế độ chính trị khác nhau (1950 – 1953). Giúp nhà nước Do Thái thành lập lấy tên là Ixraen (1948), tấn công các nước Ả Rập gây ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm ở khu vực Trung Đông.
– Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Á dưới sự giúp đỡ của Liên Xô : Liên Xô ủng hộ chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa châu Á, chi viện cho Việt Nam, Triều Tiên để chống Mĩ. Giúp chính quyền Ápganixtan chống các đảng phái đối lập dưới sự giật dây của Mĩ…
* Nhận xét :
– Có thể nói trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới với những mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ.
– Tuy bị tác động của Chiến tranh lạnh nhưng các nước châu Á biết tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế. Nhiều nước đã nhanh chóng trở thành những nước công nghiệp mới như Thái Lan, Xingapo, tham gia câu lạc bộ chinh phục vũ trụ như Ấn Độ, Nhật Bản, có tốc độ phát triển cao như Nhật Bản, Trung Quốc…