Câu 57: Hiện tượng ” Thần kì Nhật Bản”

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 
 
Câu 57. Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng đó ? Theo  anh/chị, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì  Nhật Bản” ? 
 (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005) 
 

Hướng dẫn làm bài. 
 
1) Các giai đoạn : 
 
 Giai đoạn 1945 – 1951 : Phục hồi sau chiến tranh: 
 
 Giai đoạn 1952 – 1973 : Tăng trưởng nhanh, giai đoạn phát triển thần kì. 
 
 Giai đoạn 1973 – 2000 : Tăng trưởng theo chiều sâu. Phát triển xen kẽ suy thoái song vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính hàng đầu thế giới, khoa học – kĩ thuật vẫn phát triển. 
 
2) Hiện tượng “thần kì Nhật Bản”
 
Nhật Bản từ nước bại trận trong Chiến tranh thế giới hai, sau 3 thập niên đã trở thành siêu cường kinh tế mà nhiều người gọi đó là sự “thần kì Nhật Bản”
 
3) Nguyên nhân : 
 
– Khách quan: Kinh tế thế giới đang thời kì phát triển; thế giới đạt nhiều thành tựu về  khoa học kĩ thuật. 
 
– Người Nhật Bản có truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động, ý chí tự lực tự cường, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật, biết hợp tác trong lao động, tiết kiệm, tay nghề cao…
 
– Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả…
 
–  Các công ty Nhật Bản năng động, năng lực cạnh tranh cao, biết cách len vào thị trường các nước…
 
– Áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
 
– Chi phí cho quốc phòng ít.
 
– Cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện phát triển kinh tế. Biết tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và ở Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
 
4) Bài học kinh nghiệm :
 
– Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
 
– Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của con người.
 
– Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
 
– Phát huy truyền thống tự lực tự cường
 
– Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng chiến lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn…
 
– Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.