Địa lí địa phương tỉnh Thanh Hóa ( lớp 9 )

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính.

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

a. Vị trí địa lí.

– Thanh Hóa nằm ở cực bắc của Bắc Trung Bộ.

– Tọa độ địa lí :

+ Vĩ độ : 19018B – 20040B

+ Kinh độ : 104022Đ – 106005Đ

b. Phạm vi lãnh thổ :

– Lãnh thổ Thanh Hóa gồm 2 bộ phận :

* Phần đất liền:

–  Có diện tích : 11.168 km2  . Giáp tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình ( phía Bắc), Nghệ An (phía Nam), tỉnh Hủa Phăn – Lào ( phía Tây), và vịnh Bắc Bộ ( phía Đông)

* Phần biển:

– Nằm ở phía Đông Bắc của đất liền. Giáp biển Ninh Bình ( phía Bắc), Nghệ An ( phía nam) và đảo Hải Nam – TQ (phía Đông).

* Dân số 2016 khoảng 3,7 triệu người.

c. Ý nghĩa của Vị trí địa lí.

– Thanh Hóa có vị trí là cửa ngõ của Miền Trung, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế – XH với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài.

2. Các đơn vị hành chính.

– Gồm 27 Huyện, Thị xã, Thành phố.

+ TP : Thanh Hóa.

+ Thị xã : Bỉm Sơn, Sầm Sơn.

+ Huyện : 24 huyện: Hoằng Hóa, Thạch Thành, Thường Xuân v.v…

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

1. Địa hình.

– Hướng và độ cao giảm dần theo hướng TB- ĐN.

Có sự chênh lệch lớn giữa :

+ Đồng bằng : 27,75%

+ TDMN : 72,25%.

2. Khí hậu:

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

– Nhiệt độ trung bình: > 230C

– Gió chính: gió ĐB, gió phơn TN.

– Lượng mưa trung bình năm : 1700- 2000 mm/năm, mưa nhiều vào mùa hè ( Tháng 5 – 10).

– Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Bão lụt, gió Lào ( mùa hè); mưa phùn, rét đậm, sương muối ( mùa đông).

3. Thủy văn:

– Thanh Hóa có mạng lưới sông ngòi không lớn : Trung bình 0,1 – 1,06 km/km2.

– Gồm 4 hệ thống sông chính: Sông Hoạt, Sông Mã, Sông Yên, Sông Lạch Bạng.

– Hướng chảy: hướng chính TB- ĐN với chế độ nước theo mùa.

4. Thổ nhưỡng

– Đất phù sa ở đồng bằng do phù sa các sông bồi đắp, thuận lợi phát triển cây lương thực thực phẩm.

– Đất feralit ở TDMN thuận lợi trồng cây CN, trồng rừng, chăn nuôi.

5. Tài nguyên Sinh vật.

– Thanh Hóa có nguồn tài nguyên Thực vật khá phong phú và đa dạng. VQG Bến En và Khu BTTN Pù Luông, Pù Hu là nơi bảo vệ nguồn thực vật đa dạng của Thanh Hóa.

– Hiện nay Thanh Hóa 38,2% S rừng che phủ.

– Thanh Hóa có nguồn tài nguyên Động vật trên cạn, dưới nước rất phong phú.

– Thanh Hóa có nguồn khoáng sản rất phong phú: Đá vôi, đá xây dựng, Crôm, Secpentin, Chì, Kẽm, Vàng…

6. Khoáng sản.

– Thanh Hóa có nguồn khoáng sản rất phong phú: Đá vôi, đá xây dựng, Crôm, Secpentin, Chì, Kẽm, Vàng…

=> Tóm lại: ĐKTN và TNTN của Thanh Hóa thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế cả trên biển và trên đất liền.