Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam
51/- Hoàn cảnh sáng tác “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu
Tháng 10 & 11 năm 1965 giữa lúc cả nước bước vào giai đoạn chống Mĩ ác liệt nhất, Tố Hữu có dịp cùng một số đồng nghiệp đi thực tế về vùng khu IV cũ (vùng tuyến lửa nóng bỏng), khi qua huyện Nghi Xuân quê hương của đại thi hào Nguyễn Du, đúng vào dịp nhân dân địa phương tổ chức long trọng 200 năm ngày sinh đại thi hào dân tộc, không khí trang nghiêm và lòng kính trọng rất mực là nguồn cảm xúc để tác giả viết “Kính gửi cụ Nguyễn Du”
52/- Chủ đề “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu
Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dtộc cùng với hình thức lẫy kiều. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự kính trọng rất mực đối với Nguyễn Du, Thúy Kiều, đối với di sản tinh thần của ông cha. Đồng thời thể hiện ý thức về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
53/– Anh/ Chị Hiểu Thế Nào Về Nội Dung Đoạn Thơ Sau ?
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Đây là sự tôn vinh rất cao, thậm chí chưa tùng có, đồng thời là lòng trân trọng biết ơn sâu sắc thiên tài Nguyễn Du. Tiếng thơ nguyễn Du là tiếng thơ ”động đất trời” nghĩa là có sức mạnh lay động lòng người và thấu cả trời đất. Nó là sự kết tinh của ngàn năm đất nước. Tiếng thơ Nguyễn Du nhập với lòng mẹ, tức là cái vừa gần gũi vừa thiêng liêng, cao cả, vì thế mà nó tỏa rộng trong không gian và trường tồn với thời gian. Quả là sự khẳng định mạnh mẽ về giá trị của thiên tài Nguyễn Du. Trước Tố Hữu, đánh giá về Nguyễn Du, đáng chú ý nhất phải kể đến ý kiến của Mộng Liên Đường chủ nhân – nhà bình luận văn học thế kỉ XIX, khi ông cho rằng Nguyễn Du là người ”có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. Hoặc Cao Bá Quát cũng từng khen Truyện Kiều ”là tiếng nói hiểu đời”. Các ý kiến đều thống nhất trong sự đánh giá rất cao về Truyện Kiều và tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.