Ôn thi THPT môn Ngữ Văn- Phần I
CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Đặc trưng: Tính cá thể; Tính cụ thể; Tính cảm xúc
3. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Ngữ âm
– Không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ cử chỉ.
– Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát.
b. Từ ngữ
– Thường dùng những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm
– Có một lớp từ chuyên dùng cho phong cách sinh hoạt mà ít dùng ở các phong cách khác
– Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy từ, có khi sử dụng kiểu láy chen
– Hay dùng cách nói tắt, những kết hợp không có quy tắc, những từ tượng thanh, tượng hình, cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ.
c. Cú pháp
– Câu đơn chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao.
– Câu gọi tên (câu cảm thán, câu chào hỏi, ứng xử…) được sử dụng nhiều.
– Có khi dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng sự để trống hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng.
d. Diễn đạt: Có tính tự do, tuỳ tiện và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc
4. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
– Dạng nói: dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại.
– Dạng viết: nhật kí, thư riêng…
– Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng các lời nói trong đời sống nhưng đã được sáng tạo theocác thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết,…
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1. Khái niệm: Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
2. Đặc trưng
a. Tính khái quát, trừu tượng
- Sử dụng các thuật ngữ khoa học
- Kết cấu chặt chẽ của các luận điểm
b. Tính lí trí, lo-gic
- Từ ngữ thông thường, một nghĩa
- Câu văn chuẩn cú pháp. Mỗi câu là một phán đoán logic.
- Câu văn chuẩn cú pháp. Mỗi câu là một phán đoán logic.
c. Tính khách quan, phi cá thể
- Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.
- Rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.
III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử…
2. Thể loại
Tin tức; Phóng sự; Quảng cáo; Tiểu phẩm; Phỏng vấn; Bình luận; Trao đổi ý kiến
3. Đặc trưng
a. Tính thông tin sự kiện
– Tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ.
– Đảm bảo tính khách quan vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.
– Ngôn ngữ diễn đạt là ngôn ngữ sự kiện.
b. Tính ngắn gọn
Diễn đạt ngắn nhưng vẫn chứa được lượng thông tin cao nhất.
c. Tính hấp dẫn
– Sự liên quan trực tiếp của tin tức với vận mệnh mỗi người.
– Hình thức diễn đạt hấp dẫn.
– Kết hợp giữa kênh hình và kênh âm
– Cách đặt nhan đề
4. Đặc điểm ngôn ngữ
– Âm thanh, chữ viết
– Từ ngữ
– Cú pháp
– Biện pháp tu từ
IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
– Thời trung đại: cáo, hịch, chiếu, biểu…
– Thời hiện đại: cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận, bình luận, tham luận…
2. Đặc trưng
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
– Ngôn từ chính luận phải thể hiện quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
– Tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng.
– Tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học
c. Tính truyền cảm, thuyết phục
– Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.
– Văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
– Ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.
V. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm
Là phong cách đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
2. Chức năng – thể loại
– Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng,…
– Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
3. Đặc trưng
a. Tính khuôn mẫu
– Phần đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản, địa điểm, thời gian.
– Phần chính: Nội dung
– Phần cuối: Chức vụ, chữ kí, dấu, nơi nhận.
-> Nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn: giấy khai sinh, hợp đồng…
b. Tính minh xác
– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Không dùng phép tu từ và hàm ý
– Chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy
– Nội dung được trình bày rõ ràng theo điểu khoản, chương, mục.
c. Tính công vụ
– Là tính chất công việc chung của cả cộng đồng hay tập thể
– Hạn chế biểu đạt tình cảm cá nhân.
– Từ ngữ biểu cảm (nếu có) cũng mang tính ước lệ, khuôn mẫu.
VI. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Phong cách văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
2. Phân loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật
3. Chức năng
4. Đặc trưng
– Tính hình tượng: Là khả năng ngôn ngữ có thể tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng…được nói đến trong văn bản để người đọc dùng vốn tri tức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ, rút ra bài học nhân sinh.
– Tính truyền cảm: Là làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người viết; tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa người đọc và người viết.
– Tính cá thể hoá: Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có khả năng, sở trường, cách thể hiện, giọng điệu riêng.