Những bài văn mẫu cho học sinh lớp 6 ( P2 – giải đề)

NHỮNG BÀI VĂN MẪU CHO HỌC SINH LỚP 6

PHẦN 2: VĂN MIÊU TẢ

– TẢ CẢNH

– TẢ NGƯỜI

IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI 

Đề 1. Miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp.

– Mở bài: Giới thiệu khung cảnh lớp học, tên cô giáo hoặc tên môn học.

– Thân bài: Miêu tả những nét tiêu biểu về cử chỉ, hình dáng, điệu bộ, biểu hiện sư phạm của cô giáo… gắn với diễn biến của bài học hoặc giờ học.

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo qua giờ học đó.

 Đề 2. Em hãy tả dòng sông mùa lũ.

*Yêu cầu

– Kiểu bài: văn miêu tả.

– Nội dung: Có thể tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. Dòng sông trong mùa lũ như thế nào? Nước dâng cao ra sao, có màu gì? Tả cảnh hai bên bờ sông, cảnh những con thuyền vất vả vượt lên trên dòng nước lũ…

– Hình thức: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.

Đề 3. Hãy miêu tả lại cô giáo lúc đang say sưa giảng bài.

*Yêu cầu

– Kiểu bài: Văn tả người.

– Nội dung: Miêu tả qua dáng vóc, cách ăn mặc… đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất… của cô.

– Khi tả cô giáo đang giảng bài, cần chú ý các chi tiết: giọng điệu, cử chỉ, nội dung bài được cô thể hiện như thế nào? Bài giảng của cô tác động như thế nào đối với người nghe?

– Cô có ý nghĩa với tuổi thơ của người viết như thế nào?

– Hình thức: Lời văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm trân trọng gần gũi, thân thương đối với cô giáo.

Đề 4. Hãy miêu tả ngôi nhà em ở.

*Yêu cầu

– Kiểu bài: tả sự vật.

 – Nội dung: tả ngôi nhà. Nhưng đó không phải là ngôi nhà bình thường mà là “ngôi nhà em đang ở”, tức là giữa chủ thể và đối tượng đã xác lập được quan hệ đặc biệt gần gũi, do đó dễ khơi gợi cảm xúc.

– Hình thức: Khi tả phải kết hợp giữa tả sự vật và tả tâm trạng để làm nổi bật hình ảnh ngôi nhà với nghĩa “tổ ấm”.

Đề 5. Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới.

*Yêu cầu

– Kiểu bài: Tả cảnh.

– Nội dung:

+ Kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp vào một ngày xuân.

+ Tái hiện được những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hàng cây, hoa lá, cờ, khẩu hiệu, hương vị Tết với bánh chưng, mùi hương trầm, đào, quất…; tâm trạng, nét mặt hồ hởi, vui tươi, nhộn nhịp của mọi người.

+ Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy.

– Hình thức: Tả xen bộc lộ cảm xúc.

Đề 6. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh động hay rừng núi quê em).

*Yêu cầu

Kiểu bài: văn tả cảnh.

Nội dung: tả một cảnh đẹp trong mùa hè, có thể là cảnh đẹp của quê hương em hoặc nơi em đến tham quan, nghỉ mát như: đêm trăng, cánh đồng, dòng sông, bãi biển, rừng núi.v.v..

 Người viết phải chọn lọc được các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh. Cần kết hợp quan sát với tưởng tượng, so sánh, thể hiện được cảm xúc với cảnh, tình yêu với thiên nhiên đất nước.

Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động.

Đề 7. Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

*Yêu cầu

Kiểu bài: văn tả cảnh.

– Nội dung cụ thể: tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

Trong bài, người viết phải thể hiện được các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được:

– Cảnh vật bao quát của khu vườn (hình khối, màu sắc).

– Tả một số cây tiêu biểu, tạo nên ấn tượng riêng về khu vườn.

– Tả khung cảnh thiên nhiên để thấy khu vườn đẹp hoặc thân thiết như thế nào (nắng, gió, màu sắc của cây, của lá, của hoa,…).

Cần kết hợp quan sát với tưởng tượng, so sánh, thể hiện được cảm xúc của người viết đối với cảnh vật của khu vườn.

– Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động.