Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 7

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7

Câu 41: Bài “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì?

  1. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
  2. Nước Nam là một nước văn hiến.
  3. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh.
  4. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

Câu 42: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ: “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”?

  1. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
  2. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
  3. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
  4. Thể hiện khát vọng hòa bình.

Câu 43: Từ  Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?

  1. Xã tắc.                                     3. Sơn thuỷ
  2. Quốc kì                                   4. Giang sơn.

Câu 44: Giải thích nghĩa các từ Hán Việt sau đây?

  1. Sơn lâm:  ………………………………………………………………..………………………..………………………
  2. Thuỷ sản:  ………………………………………………………………..……………………………….………………
  3. Thiện thư:  ………………………………………………………………..………………………………………………
  4. Giang sơn:  ………………………………………………………………..………………………………………………

Câu 45: Xếp các từ ghép Hán Việt sau vào bảng phân loại: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa.

Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. 
Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính  đứng sau. 

Câu 46: Bản dịch “Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn                                C. Lục bát
  2. Ngũ ngôn                                D. Song thất lục bát.

Câu 47: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”?

  1. Bóng trăng                              C. Rừng thông.
  2. Bóng trúc                                D. Suối chảy.

Câu 48: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?

  1. Tươi tắn và đầy sức sống.
  2. Kì ảo và lộng lẫy.
  3. Yên ả và thanh bình.
  4. Hùng vĩ và náo nhiệt.

Câu 49: Nhân vật trữ tình “ta” trong bài thơ là người như thế nào?

  1. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên.
  2. Tâm hồn thanh cao, trong sáng.
  3. Tâm hồn giao cảm tuyết đối với thiên nhiên.
  4. Cả 3 ý A, B, C.

Câu 50: Câu thơ: “Trong ghềnh thông mọc như nêm” trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. So sánh                                    3. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ                                       4. Điệp ngữ.