Soạn bài Người lái đò sông đà

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

( Trích – Nguyễn Tuân )

I- Tiểu dẫn:

1- Tác giả:

– Nguyễn Tuân ( 10/07/1910 – 28/07/1987 )là một nghệ sĩ lớn, là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

– Phong cách nghệ thuật: độc đáo và sâu sắc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút.

2-Tác phẩm:

 – Được trích từ tập “ Sông Đà” 1960.

 – Nội dung:

  + Là một bức tranh phong cảnh thiên nhiên TB đẹp hùng vĩ.

  + Ca ngợi nhiều bức chân dung rất đẹp về con người.

 – Nghệ thuật: thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác giàu cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Tuân.

II- Đọc hiểu:

 1- Hình ảnh Sông Đà:

   a- Sự hung dữ, hiểm ác của sông Đà:

 – Như một quãng thuỷ chiến đối với người lái đò:

  + Sóng gió cuồn cuộn trên dòng sông.

  + Những khúc ngoặt nguy hiểm.

  + Thuỷ thạch trận bày sẳn như chờ nuốt chửng con thuyền: gồm ba vòng vây với những cửa sinh tử nguy hiểm.

  + Nước thác reo hò làm thanh viện.

 – Con sông của đồng dao, thần thoại: đời đời, kiếp kiếp làm khổ người lái đò và người dân Tây Bắc.

 – Nghệ thuật biến hoá linh hoạt: kết cấu câu trùng điệp, so sánh độc đáo, nhân hoá, liên tưởng bất ngờ.

→ Sông Đà hiểm ác, đáng sợ như muốn thử thách sức mạnh và trí thông minh của con người.

   b- Sự thơ mộng của sông Đà:

 – Nghệ thuật liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ.

 – Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu:

  + Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.

  + Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

  – Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân.

  – Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi.

→ Sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà.

Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một nhân vật có tâm hồn với tính cách sinh động, độc đáo.

   2- Người lái đò sông Đà:

  a- Người lái đò – một anh hùng trên sông nước:

  – Là sản phẩm của dong sông Đà, mang dấu ấn của một đời xuôi ngược trên ghềnh thác sông Đà, gắn bó máu thịt với dòng sông.

  – Lúc đối đầu với dòng thác cuồn bạo: bình tĩnh, ung dung phá vỡ ba vòng vây của thuỷ thạch trận.

  – Xử lí các tình huống nguy hiểm: vừa dũng cảm, quyết liệt vừa táo bạo như một viên tướng giỏi.

  – Hiểu biết cặn kẽ dòng sông, dày dạn kinh nghiệm chinh phục sông Đà bằng tình yêu và cả niềm đam mê.

   b- Ông lái đò – một con người tài hoa, nghệ sĩ:

  -Sau những thử thách hiểm nguy: ung dung, trầm tĩnh không có một lời nào bàn về chiến thắng vừa qua.

  – Có lúc thèm được giật mình vì một tiếng còi xúplê của chuyến xe lửa đầu tiên.

→ Sự tinh tế, giàu tình cảm, rất nghệ sĩ.

Bằng những sáng tạo, nhà văn muốn ca ngợi cái vốn quí của đất nước: Con người lao động khoẻ mạnh gắn bó với quê hương.

III- Kết luận:

– Qua tác phẩm – tác giả ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và người lao động giàu ý chí, lam chủ thiên nhiên.

– Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác & giàu cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Tuân.