Soạn bài Bác ơi – Tố Hữu

SOẠN BÀI: BÁC ƠI  ( Tố Hữu)

( Đọc thêm)

I- Mức độ cần đạt:

– Hiểu được nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những phẩm chất cao đẹp của Người và quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác đã tìm ra.

– Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.

II- Trọng tâm kiến thức kĩ năng:

1- Kiến thức:

– Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và của dân tộc ta khi Bác qua đời. Ngợi ca tình yêu thương con người, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.

– Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sáng tạo, giọng thơ chân thành gây xúc động mạnh cho người đọc.

III- Hướng dẫn đọc thêm

   1- Tiểu dẫn: sgk

   2 – Đọc hiểu:

   a- Nỗi đau xót trước sự kiện Bác Hồ qua đời: 4 khổ đầu.

  – Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa: không gian hoà điệu với tâm trạng con người.

  – Con lại lần theo lối sỏi quen: đau đớn, bàng hoàng đến thẩn thờ, ngơ ngác.

→ Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lạnh lẽo,ngơ ngác hệt như lấy mất linh hồn.

  – Bác đã đi rồi sao Bác ơi? Tang tóc qua lớn gần như không thật, không thể tin được.

   b- Hình tượng Bác Hồ: 6 khổ tiếp theo.

  – Suốt cả đời, không lúc nào Bác thảnh thơi vì “ nỗi thương đời”.

  – Cả cuộc đời Bác hy sinh, phấn đấu để ĐN được tự do độc lập. Bác quên mình vì nhân dân

  – Ngay niềm vui của Báccũng đi từ những cái nhỏ bé, bình thường, đến những cái lớn lao cao cả, từ sự sống của từng sự vật đến cuộc sống chung, hạnh phúc của cả loài người.

→ Đó là sự vĩ đại của Bác: “ Nâng niu tất cả, chỉ quên mình”

→ Bác là một người hiền – hiểu theo nghĩa một nhân cách kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của bản tính con người.

  c- Cảm nghĩ của mọi người VN trước sự ra đi của Bác:

  – Buổi chiều đau xót ngìn thu thành thời điểm tưởng niệm của cả cộng đồng.

  – Bác mất đi nhưng còn sống mãi trong sự nghiệp chung của cả dân tộc.