Văn học Việt Nam từ CMT8 đến hết thế kỉ XX

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I – Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975

  1 – Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội :

    –  Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thông nhất :

        + khuynh hướng tư tưởng

        + tổ chức

        + quan niệm nhà văn : nhà văn – chiến sĩ.

    – Cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc → một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

    –  Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Còn nhiều hạn chế về giao lưu văn hoá.

2 – Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu :

a- Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 :

– Chủ đề : ca ngợi tổ quốc, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu gương những tấm gương vì nước quên thân.

– Từ cuối năm 1946 vh tập trung phản ánh cuộc kc chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

-Những thành tựu :

  + Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến : Một lần tới thủ đô; Đôi mắt; Nhật kí ở rừng; Làng …

  +  Thơ ca : đạt nhiều thành tựu xuất sắc, tiêu biểu những tác phẩm của HCM, HC, QD, TH …

  +  Kịch : Học phi , Nguyễn Huy  Tưởng …

b– Chặng đường từ 1955 đến 1964 :

  – Văn học phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, tiếp tục viết về đề tài kc chống Pháp, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới.

  – Thành tựu :

    + Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, phạm vi của hiện thực đời sống .

   Vd : Sống mãi với thủ đô – Nguyễn Huy Tưởng

          Vỡ bờ – Nguyễn Đình Thi

    + Thơ ca phát triển mạnh mẽ

    + Kich cũng phát triển

        Vd : Ngọn lửa – Nguyễn Vũ

                Nổi gió  –  Đào Hồng Cẩm

c – Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 :

– Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ : đề cao tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

– Thành tựu :

  + Văn xuôi : tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng.

     Vd : Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi

             Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

      * Kí cũng phát triển mạnh : kí của Nguyễn Tuân

      * Truyện ngắn : Đỗ Chu; Vũ Thị Thường

      * Nhiều tác giả nổi lên nhờ những cuốn tiểu thuyết

  + Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước tiến của thơ VN hiện đại với những tên tuổi : Tố Hữu ; Chế Lan Viên; Phạm Tién Duật ….

  +  Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận

d-  Văn học vùng địch tạm chiếm:(sgk )

3 Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 :

– Nền văn học chủ yếu vận đông theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

–  Nền văn học hướng về đại chúng .

– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

II – Vài nét khái quát văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

   1 – Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hoá :

– Với chiến thắng mùa xuân năm 1975 : đất nước mở ra một thời kì mới: độc lập tự do và thống nhất đất nước.

– Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, nước ta có những bước chuyển mới → nền văn học đổi mới như môt quy luật.

   2 – Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu :

– Từ năm 1975 thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý :

   + Chế Lan Viên  với Di cảo thơ.

   + Những cây bút của văn học thời kì chống Mĩ : XQ, TT , HT …

   + Những cây bút sau 75 : Phùng khắc Bắc, Trần anh Thái …

– Sau 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc,nhất là từ đại hội lần VI văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới :

   + Phóng sự

   + Truyện ngắn

   + Tiểu thuyết

   + Kí

– Kịch sau 1975 phát triển mạnh mẽ với Lưu Quang Vũ, Xuân Trình.

– Lí luận văn học, nghiên cứu phê bình cũng có sự đổi mới.

* Từ 1975 nhất là từ 1986 văn học VN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.