NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I- Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1- Tìm hiểu đề:
– Nội dung trọng tâm: Vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người.
– Các thao tác lập luận: giải thích ( sống đẹp ); phân tích ( Các khía cạnh biểu hiện của “sống đẹp” ); chứng minh, bình luận ( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỉ, thiếu ý chí nghị lực…)
– Dẫn chứng: chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn.
2- Tìm ý:
– Thế nào là sống đẹp?
– Các biểu hiện của sống đẹp? ( Lí tưởng đúng đắn. Tâm hồn lành mạnh. Trí tuệ sáng suốt. Hành động tích cực…)
– Có phải ai cũng sống đẹp?
– Bài học kinh nghiệm?
3- Lập dàn ý:
( Giáo viên cho hs dựa vào những ý đã tìm để lập một dàn ý hợp lí )
4- Kết luận:
– Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng; đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
– Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc.
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1:
– Vấn đề mà Gi nê ru bàn luận là phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người. Có thể đặt tên cho văn bản: “ Thế nào là người có văn hóa?”
– Các thao tác lập luận:
+ Giải thích: Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại?
Văn hóa nghĩa là gì?
+ Phân tích: Một trí tuệ có văn hóa. ( đoạn 2)
+ Bình luận: Đến đây, tôi sẽ để các bạn…
– Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động.
+ Trong phần giải thích tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời, câu nọ nối tiếp câu kia nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo gợi ý của mình.
+ Trong phần phân tích và bình luận tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc: tạo quan hệ gần gũi, thân mật. Ở phần cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ Hy Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn.
2- Bài tập 2: ( các bạn tự làm nhé)