HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Ngô Sĩ Liên
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
– Cảm nhận nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Vương với nước qua ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.
– Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động, nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự, lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
2. Kĩ năng:
– Đọc – hiểu sử kí trung đại.
– Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành.
II.NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Ngô Sĩ Liên:
– Đỗ tiến sĩ năm 1442.
– Giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán.
– Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông viết Đại Việt sử kí toàn thư.
2. Đại Việt sử kí toàn thư:
– Hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển.
– Nội dung: ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).
– Dựa trên: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên).
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn:
– Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
– Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: toàn dân đoàn kết một lòng.
“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”
– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”:
+ Giảm thuế khóa.
+ Bớt hình phạt.
+ Không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc.
" Điều đó là “thượng sách giữ nước”.
" Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:
+ Có lòng trung quân ái quốc- có ý thức trách nhiệm rất cao với vua với nước.
+ Là một vị tướng tài ba, mưu lược, có kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng.
+ Có lòng thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.
b. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai người con trai:
* Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha:
Ông ghi nhớ lời cha nhưng ko cho là phải.
" Đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu” một cách tự nguyện, hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để phụng sự đất nước, ko mảy may tư lợi.
* Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:
– Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng
trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành.
– Khẳng định tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng nên mới tìm được sự đồng cảm của mọi người, kể cả gia nhân.
– Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩa:
" Câu chuyện với 2 nô bộc chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn
" Trần Quốc Tuấn là một con người thẳng thắn, chân thành.
* Câu chuyện với hai người con trai:
+ Hưng Vũ Vương (Quốc Hiến): ông “ngầm cho là phải”.
+ Hưng nhượng Vương (Quốc Tảng): ông nổi giận, rút gươm định tội, ko muốn Quốc Tảng được nhìn mặt lần cuối.
" Tính cách: thận trọng, trung nghĩa.
" Cách giáo dục con: công bằng, rất nghiêm khắc.
c. Những công lao và uy tín, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn:
– Công lao:
+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên- Mông.
+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.
– Uy tín:
+ Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương " được ví như thượng phụ (cha vua).
+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.
+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)
+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.
+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.
– Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.
– Lời dặn con kĩ càng việc mai táng mình ntn trước lúc mất" có thể do lo lắng sâu xa rằng quân Nguyên có thể trở lại xâm lược và dầo mồ mả của ông lên " thể hiện tính cẩn trọng, lo xa.