Đề bài: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người trong phần ba bài Con cò của Chế Lan Viên.
Bài Làm:
- Mở bài:
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX.
- ”Con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ nét của phong các nghệ thuật của Chế Lan Viên, bài thơ được sáng tác năm 1962.
- Phân tích khúc hát thứ ba của bài thơ để thấy được ý nghĩa của hình tượng con cò, thấy được tấm lòng của người mẹ và thấy được tấm lòng cũng như những suy nghĩ của nhà thơ.
b) Thân bài :
– Từ tấm lòng mẹ dào dạt yêu thương ,những lời ru đã cất lên dìu dặt, mênh mang. Mẹ nghĩ về cuộc đời của mai sau. Ước mơ con sẽ khôn lớn và thành đạt .Và tấm lòng của người mẹ như nguyện sẽ ở bên con dù con ở chân trời góc bể, luôn dõi theo con với tất cả tình yêu thương:
” …dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con cửa mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Chữ “ dù” và “ vẫn” được điệp lãi rất hay, đã khẳng định tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con.
- Phần cuối bài thơ càn thấm đượm chất triết lí trữ tình, Nghĩ về con trong ca dao , người mẹ nghĩ về cuộc đời con mai sau:
« À ơi !
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi ! ngủ đi !
Cho cánh cò, cánh bạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi »
Những câu thơ cuối cùng đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru của mẹ. Mẹ thương những con cò trong ca dao, thương những cuộc đời, và gửi gắm cả niềm mong ước tốt đẹp cho con thơ. Mẹ thật nhân hậu, nhân tình.
- Kết bài :
- Đoạn thơ mang ý nghĩa thật sâu xa : tình mẫu tử cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn cho bao thế hệ mai sau.
- Một trong những yếu tố thành công của bài thơ chính là nghệ thuật.Trước hết tác giả sử dụng thành công thể thơ tự do và vận dụng một cách linh hoạt ca dao tạo nên một âm hưởng lời hát ru.Giọng điệu của bài thơ là giọng suy ngẫm, có cả triết lí.