Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân

        Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được in trong báo văn nghệ năm 1948 .

Truyện ca ngợi tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai , môt nông dân phải xa làng đi tản cư . qua đó ta cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp .

           Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến . đó là tình cảm quê hương đất nước . Một tình cảm mang tính cộng đồng nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động của một con người , trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai .vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng cá nhân , in rõ cá tính của nhân vật .

     Cũng như những người nông dân khác thời kháng chiến , ông Hai rất yêu làng , mảnh đất ông đã sinh ra và lớn lên , nơi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên của ông . Đó là làng Chợ Dầu bằng một thứ tình cảm khá đặc biệt . Ông say mê  kể về làng , luôn khoe làng mình , tự hào ở làng về nhiều mặt . Tình cảm ấy được bộc lộ tha thiết nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư .

    Ông Hai nói chuyện về làng một cách say mê và náo nức lạ thường , hai con mắt ông sáng hẳn lên . Cái mặt biến chuyển hoạt động . Hơn thế nữa đây không phải là lần thứ nhất nói chuyện về làng . tối nào cũng vậy , lần nào cũng như lần nào , phần nói về làng cũng là phần để kết thúc câu chuyện .

    Thái độ của ông Hai với làng thể hiện gọn gàng trong một chữ khoe , tám chữ khoe . Những lời khoe của ông thật đa dạng , khi thì hảnh diện , khi thì mê man giảng giải , khi thì rành rọt , khi nói liên miên . Ông Hai khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng , chòi phát thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng đều  nghe thấy . Ông khoe làng ông nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh . đường trong làng toàn lát đá xanh . Ông Hai còn khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông . Ông có vẻ hảnh diện cho làng được cái sinh phần đó lắm  . Cái dinh cơ cụ Thượng làng tôi có lăm lắm là của . Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy  còn hơn cả cái lăng cụ Thiếu Hà Đông . Sau cách mạng ở ông Hai có những nhận thức mới hơn trong việc khoe về làng mình . Ông không khoe cái lăng ấy nữa mà còn biết chính cái lăng ấy nó làm khổ ông , làm khổ những con người của làng ông . Bây giờ nói đến làng ông khoe những ngày khởi nghĩa , những buổi tập quân sự , những hố những ụ  , những giao thông hào của làng ông . Thậm chí có đôi lúc ông Hai ngậm ngùi kể lại cả những chuyện phiêu dạt và những chuyện đẩu chuyện đâu .

          Phải nói rằng những biểu hiện và tính khoe làng của ông Hai đó là tình yêu làng tha thiết . Yêu lắm về mảnh đất làng que nên khoe nên nói cho đỡ nhớ làng , đỡ nhớ phong trào cách mạng ở làng mà ông đã từng tham gia phụ lão cứu quốc và tham gia đào hào đắp ụ. Một biểu hiện khác của ông Hai cũng xuất phát từ tình yêu làng chợ Dầu , ông không muốn bỏ làng ra đi vào lúc hữu sự . Ông luôn luôn có suy nghĩ  :Mình  sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ , ông cha cụ kị mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi . Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này là công việc chung chứ của riêng ai . Ông Hai bị hoàn cảnh dồn ép khổ sở lắm . Ông không trực tiếp kháng chiến ở làng mà phải đi tản cư . Đi tản cư xa làng ông Hai không ngày nào , không lúc nào không nghĩ về làng . Nỗi nhớ làng  luôn luôn túc trực trong lòng ông . Mọi nỗi nhớ ấy đều tập trung ở những hoạt động kháng chiến ; hát hò , đào hào , khuân đá . Tình yêu làng quê của ông Hai đã phát triển , đã được bồi dưỡng thêm bằng tình cảm mới – tình kháng chiến . Ông Hai  không chỉ là  người  dân làng chợ Dầu , ông còn là một chiến sĩ gắn bó với phong trào kháng chiến của làng .

 

 

           Nhà văn Kim Lân đã diễn tả một tình cảm , một nét tâm lí quen thuộc về truyền thống của người nông dân . tình cảm gắn bó với làng quê , tự hào về quê hương mình . Cái tâm lí tự hào đó cũng được ca dao thể hiện .

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

       Cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn . Ở ông Hai tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước . Đúng như nhà văn I-li- aÊ ren bua có nói  :  … lòng yêu nhà , yêu làng xóm , yêu làng quê trở nên lòng yêu tổ quốc .  Để mỗi người đọc  chúng ta cảm  nhận sâu sắc hơn tình cảm yêu làng yêu nước của ông Hai – người nông dân cách mạng . Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống gay gắt . tình huống ấy là cái tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua làng ông . Một người luôn luôn khoe làng , tự hào về làng như ông Hai khi nghe tin đột ngột ấy không đau đớn sao được . ông Hai sững sờ  Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại , da mặt tê rân rân . Ong lão lặng đi tưởng như không thở được . Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai cái tin dữ ấy xâm chiếm  , Nó thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông . Ra đường ông cuối gằm mặt xuống mà đi , về nhà nằm vật ra đường nước mắt trào ra . Bao nhiêu câu hỏi dày vò , rồi trằn trọc không ngủ được . Không chỉ có the mà suốt  mấy ngày hôm sau  ông Hai không dám đi đâu chỉ quẩn quanh ở nhà nghe ngóng , rồi  nơm  nớp lo chuyện loang ra . Ong Hai lo người ta đuổi người làng Việt gian  thật là tiệt đường sinh sống . Mà ông cũng không thể  về làng vì về là bỏ kháng chiến , bỏ cụ Hồ  . Với ông làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù . Tấm lòng của ông , tình yêu làng yêu nước của ông chỉ có một mình ông hiểu chẳng biết nói cùng ai . Ông đem nỗi lòng của mình trò chuyện cùng thằng con út cho vơi bớt lòng ông : Nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên hai má  , chết thì chết có bao giờ dám đơn sai  . Đó có phải chăng là tấm lòng của ông Hai . Tình cảnh của ông Hai , diễn biến tâm trạng của ông khiến ta cảm động biết bao, đồng thời cũng cảm  nhân được tấm lòng thủy chung với kháng chiến , với cách mạng mà biểu tượng là Bác Hồ .  

         Nhưng có thể nói điều khiến ta xúc động hơn là tâm trạng của ông Hai khi nghe làng chợ Dầu được cải chính không theo giặc . Cái mặt buồn thiu mọi ngày bổng vui tươi hẳn lên ông gọi con ra chia quà . Ông múa tay múa chân lên mà khoe , xúc động nhất là ông Hai chẳng hề nghĩ tiếc hay buồn về ngôi nhà riêng của ông bị giặc đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc , không làm Việt gian đã chiếm hết tâm trí ông , đau khổ bế tắt đã được khơi thông . Lúc này ông Hai nói chuyện về làng mình cho mọi người nghe thật rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa được dự trận đánh mới về . Có thể nói rằng ông Hai là một hình ảnh đẹp của những người nông dân  bình thường nhưng giàu lòng yêu nước . Một mẫu người  đáng quí của dân tộc ta trong những năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp .

   Bên cạnh thành công về mặt nội dung truyện làng Kim Lân  còn thành công về mặt nghệ thuật . Truyện xây dựng cốt truyện  theo diễn biến tâm lí  có sức thuyết phục và có ý nghĩa sâu sắc chính vì tình cảm quê hương của một người dân có tinh thần kháng chiến . Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả nhuần nhuyễn , lời ăn tiếng nói dân dã , mộc mạc . Tác giả có tài miêu tả tâm lí nhân vật , xây dựng tình huống truyện  độc đáo giúp cho người đọc khi gấp sách lại  vẫn còn thấy bồi hồi  xúc động về tình yêu làng của ông Hai , về nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống  hấp dẫn , hồi hôp của Kim Lân .

            Đọc tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân , tác giả đã để lại trong ta một ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh ông Hai . Một nông dân hay làm hay khoe , gắn bó bền chặt với làng . Tình yêu làng gắn với tinh thần kháng chiến  , lòng yêu nước , một lòng theo Cụ Hồ . Đồng thời cũng cảm nhận sự sáng tạo tình huống truyện của một cây bút có sở trường viết về nông dân , viết về làng quê của nhà văn Kim Lân .