Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên.
Gợi ý:
* Đề bài yêu cầu bằng kiến thức và kĩ năng của kiểu bài phân tích một tác phẩm tự sự, người viết chứng minh truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
* Để làm rõ yêu cầu đó bài viết cần có các nội dung sau:
– Hoàn cảnh của câu chuyện
+ Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
– Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
+ Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
– Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
+ Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
+ Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
– Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sờu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.