Hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp trong bài Đồng Chí

 

Câu 4: Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

a) Mở bài:

        Cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại là điểm hội tụ, nơi gặp gỡ của muôn triệu trái tim tấm lòng yêu nước. Biết bao người con của Tổ quốc đã đi vì tiếng gọi thiêng liêng.Họ ra đi để lại sau lưng khoảng trời xanh quê nhà, bờ tre, ruộng nương , giếng nước, gốc đa….Họ ra đi  sát cánh bên nhau, chung hưởng niềm vui, chia sẽ gian lao thiếu thốn và trở nên  thân thương gắn bó. Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ đó. Mối tình cao quý được tả trong bài thơ Đồng chí” của Chính Hữu.

b) Thân bài:

*       Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: (7 câu đầu)

  • Tình đồng chí, đòng đội bắt nguồn  sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

         Anh ra đi từ một miền quê nghèo khó.Nơi ấy là vùng đất mặn ven biển hay vùng đất có độ phèn chua cao.Tôi cũng sinh ra và lớn lên từ một miền quê đất khô cằn ` Đất cày lên sỏi đá” . Với cấu trúc song hành dối xứng và vận dụng thành công thành ngữ “Nước mặn, đồng chua” đúng lúc, đúng chỗ , làm cho hai câu thơ đầu khẳng định sự đồng cảm là cơ sở , là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí.

  • Họ cùng chung mục đích đánh giặc cứu nước đó chính là cơ sở nảy sinh tình đòng chí, đồng đội.

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

       Là những nông dân từ nhiều miền quê “xa lạ”. Nhưng vì cùng chung một đích đánh giặc cứu nước nên dẫu cho “ Chẳng hẹn” họ trở thành những người lính và họ “ quen nhau”

  • Tình đồng chí còn được nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu”

  • Gắn bó bên nhau trong những ngày gian khổ cũng là cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.

“Đêm rét chung trăng thành đôi tri kĩ”

Đột ngột, nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “đồng chí !” câu thơ chỉ có một từ hai tiếng và một dấu chấm than, nó tạo một điểm nhấn, một sự liên kết giữa hai khổ thơ.

*       Những biểu hiện của tình đồng chí ở người lính: (10 câu tiếp)

  • Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí ở người lính là: sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

  • Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí ở người lính là: Họ cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”

  • Đó cũng là thiếu thốn về trang phục tối thiểu:

“Aó anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

  • Biểu hiện thứ ba của tình đồng chí ở người lính là tình yêu thương:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

*       Bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí: (3 câu cuối)

  • Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

          Chỉ ba câu thơ, mà tác giả đã ch người đọc quan sát một bức tranh đẹp bằng ngôn từ. Đó chính là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính. Là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ

    c) Kết bài:

– Bài thơ “đồng chí” mang vẻ đẹp bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Bài thơ “đồng chí” mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng khi nói đời sống tân hồn, về tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ.