Câu 27: Tại sao ở ĐNA chỉ có 3 nước Việt Nam, Lào và Indonexia giành được độc lập 8-1945?

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 
 

Câu 27. Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? 

(Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2008) 

 

 
Hướng dẫn làm bài.
 
1. Bối cảnh quốc tế thuận lợi: 
 
* Tháng 9 – 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Đến cuối năm 1943, quân Đồng minh chuyển sang phản công tiêu diệt phát xít Nhật trên mặt trận châu Á – Thái Bình Dương… Cùng với quá trình thất bại của phát xít Đức ở châu Âu, phát xít Nhật bị đẩy lùi trên các mặt trận. 
 
* Để uy hiếp Nhật Bản, ngày 6 và 9 – 8 – 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử ở HirosimaNagasaki... 
 
Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và ngày 9 – 8, Hồng Quân Liên Xô mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. 
 
* Ngày 14 – 8 – 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản với sự tham gia của Nhật Hoàng đã thông qua quyết định đầu hàng.  Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực lượng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 
 
2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập. 
 
 Ngày 17 – 8 – 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. 
 
 Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945. 
 
 Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố độc lập. 
 
3. Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945), Quân Đồng minh đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản. 
 
4. Tuy nhiên, để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu tố khách quan không chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo , có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước.
 
5. Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông Nam Á còn lại là đến tháng 8 – 1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…đã biết chớp thời cơ, vận động quần chúng đấu tranh và tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo, chưa có kỹ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn.