Đề thi Ngữ Văn 12 hỏi về ông Nguyễn Bá Thanh

ĐỀ MỚI NHẤT THI  THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN KHỐI 12
 
Câu I (2,0 điểm)   
       …Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí Nguyễn Bá Thanh còn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu… mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân
đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…
( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương
Báo điện tử INFONET giới thiệu ngày 16/02/2015).
 
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:
1/- Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.
2/- Nêu nội dung chính của văn bản.
3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
 
Câu II (3,0 điểm):Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau:
“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu ?”
                                    (Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời – Evgeny Evtushenko (Nga))
       
Câu III (5,0 điểm):  Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài trong truyện Vợ chồng A Phủ.
-HẾT-
 
ĐÁP ÁN CHẤM THI  THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015-ĐỀ 1 MỚI NHẤT
 
Câu I (2,0 điểm)
         1/Phong cách ngôn ngữ trong văn bản: (0,5 đ)
–         Phong cách ngôn ngữ báo chí
–         Phong cách ngôn ngữ chính luận
–         Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
( Cho điểm tối đa khi học sinh nêu đúng 2 trong 3 phong cách và có lí giải vì sao. Cho 0.25 điểm khi không có lí giải)
        
2/ Nội dung chính của văn bản: (0,75đ)
–         Thươngtiếc và ca ngợi đồng chí Nguyễn Bá Thanh là một người cán bộ cách mạng kiên trung, một người con, người chồng, người anh, người cha, người ông mẫu mực.
–         Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng để ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh.

       
3/ Biện pháp tu từ về từ trong câu văn : Ẩn dụ: tấm huân chương của lòng dân (0,25đ)
         Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là ca ngợi, tin tưởng, ngưỡng mộ và tri ân vô hạn của nhân dân trước những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.(0,5đ)       

Câu II (3,0 điểm)

Ý
Yêu cầu
Điểm
 
Yêu cầu: Học sinh hiểu đúng và đưa ra những ý kiến bàn luận hợp lý về vấn đề tư tưởng đặt ra  trong đoạn thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích những bài làm sáng tạo. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
 
1
Cảm nhận, phân tích ngắn gọn đoạn thơ để phát hiện vấn đề được đặt ra:
– Tôn trọng và đề cao con người cá nhân vì mỗi cá nhân đều có cuộc đời, số phận riêng phong phú, độc đáo (không tẻ nhạt, không hành tinh nào sánh nổi);
– Quan hệ giữa cá nhân và xã hội: mỗi cá nhân mang trong nó một phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả công đồng và dù hết sức nhỏ bé nhưng mỗi cá nhân góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. (“chứa một phần lịch sử”,…).
0,5
2
Phát biểu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ
 
 
2.1. Giải thích
– Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ sẽ thấy mỗi cá nhân – dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán – là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc phong phú, đa dạng cho xã hội. (dẫn chứng + phân tích)
 – Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung. (dẫn chứng + phân tích)
 
2,0
 
2.2. Rút ra bài học
Hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta:
– Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt.
– Mỗi người nỗ lực phấn đấu để sống một cuộc đời phong phú, có ích cho xã hội. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích, có đóng góp cho xã hội,….
– Tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung.
0,5

Xem tiếp đáp án Câu III