Soạn bài Trong Lòng Mẹ của Nguyên Hồng

SOẠN BÀI: TRONG LÒNG MẸ

 (Trích: Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng )

I/- Tìm hiểu chung:

1- Tác giả:

Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định , sống trong một xóm lao động nghèo .- Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ .

2- Tác phẩm:

“Trong lòng mẹ” trích trong tập “Những ngày thơ ấu” (1938) .Tác phẩm gồm 9 chương, “Trong lòng mẹ” là chương 5.

3- Hồi ký:

Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.

4- Bố cục đoạn trích:

Bố cục đoạn trích : chia làm hai phần 
– Phần 1 từ đầu đến … “và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?” : Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng ; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
– Phần 2 (đoạn còn lại) : Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

II. Phân tích:

1- Hoàn cảnh của bé Hồng:

– Mồ côi cha.
– Mẹ do nghèo túng phải bỉ con để đi tha hương cầu thực.
– Hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô ruột. Chúng không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.

2- Nhân vật người cô :

– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa …không? 
Giọng điệu vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt. Điều đáng chú ý ở đây bà cô cười hỏi chứ không lo lắng hay nghiêm nghị hỏi lại càng không âu yếm hỏi. Rõ ràng trong lời nói đó chứa đựng sự giả dối, mỉa mai thậm chí ác độc.
Bé Hồng đã nhận ra những ý nghĩ cay độc và trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô. Nói đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc … ruồng rẫy mẹ.
=> Bé Hồng cúi đầu không đáp, không để lòng thương yêu kính trọng mẹ không bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng trả lời dứt khoát: 
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. 
– Trước câu trả lời thông minh dứt khoát của bé Hồng, bà cô không chịu buông tha, giọng vẫn “ngọt”:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu? 
Cùng với giọng vẫn “ngọt” bình thản ấy là hai con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé. Điều này chứng tỏ bà bà cứ muốn kéo chú bé vào trò chơi độc ác mà bà đã dàn tính sẵn. Dù chú bé im lặng cúi đầu, khóe mắt đã cay cay, bà vẫn tiếp tục “tấn công” với cử chỉ vỗ vai: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tỉền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
-Chố thể hiện sự cay độc nhất trong lời nói của cô là thăm em bé chứ Vì khi nói điều này, người cô không chỉ lộ rõ sự độc ác mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ. Bà đã đánh thẳng vào lòng yêu quý và kính trọng mẹ vốn có trong lòng bé Hồng.
-Đến đây, bé Hồng phẩn uất, nức nở, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Rồi cười dài trong tiếng khóc, hỏi lại. Bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú: tình cảnh túng quẫn, ăn vận rách rưới, người gầy rạc.
– Khi thấy đứa cháu phẩn uất lên đến cực điểm, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng thì bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã khuất. Thực chất bà thay đổi đấu pháp tấn công đánh miếng đòn cuối cùng.
Đến đây sự giả dối, thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ. 
– Từ việc phân tích trên ta rút ra bản chất của nhân vật người cô: Người đàn bà lạnh lùng độc ác thâm hiểm. hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cá tình máu mủ ruột rà
– Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số phận phụ nữ.

2. Nhân vật chú bé Hồng:

a- Khi trả lời người cô: 

– Mới đầu, nghe cô gợi ý thăm mẹ, chú nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô, chú cúi đầu không đáp và sau đó trả lời dứt khoát. Điều đó cho thấy bé Hồng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.
– Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Đến khi người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé không còn nén nỗi phẩn uất, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ và cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô. Điều đó thể hiện sự kiềm nén nỗi đau xót, tưc tưởi đang dâng lên trong lòng.
– Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.
=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ. 
b- Trong lòng mẹ: 
–  Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn. Hơn nữa làm cho bé Hồng thẹn và tủi cực khác gì cái ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm của người bộ hành ngả gục giữa sa mạc
– So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng như người bộ hành giữa sa mạc khát khao gặp nước và bóng râm.
– Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! Bé Hồng không biết chắc là mẹ mình vì chỉ thoáng thấy một bóng người giốn mẹ. Bé cũng không kịp nghĩ đến khả năng bị lầm. Sự tức thì đuổi theo và gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ. Sự phản ứng tự nhiên bật ra sau quá trình dồn nén tình cảm mà lý trí không kịp phân tích, kiểm soát.
– Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, không phải do miệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt. Chân ríu lại cũng do xúc động mãnh liệt. Bé Hồng không khóc ngay khi nhận ra mẹ mà đợi đến khi mẹ xoa đầu hỏi, tức là nhận được sự âu yếm của mẹ thì niềm xúc động vui sướng mới vỡ ra thành tiếng khóc mãn nguyện.
– Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng… cảm giác êm dịu vô cùng. Cảm giác mạnh nhất là sung sướng hạnh phúc. Chú bé như căng hết tất cả các giác quan ra để thâu nhận cho hết, cho hả tình mẹ con lâu ngày xa cách. Tác giả không gọi tên cảm giác này mà chỉ miêu tả sự mê mẩn. Từ đấy trở đi là sự quấn quýt giữa mẹ và con. Cho nên bé Hồng không nhớ mẹ hỏi những gì và bé Hồng trả lời những gì. Những lời xúc xiển cay độc của bà cô hôm trớc cũng chìm ngay đi. Chỉ còn lại tình mẹ con che chở và nỗi sung sướng cực độ của đứa trẻ sau bao nhiêu xa cách nay được ấm tròn trong lòng mẹ
– Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã vào cánh tay mẹ), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp… thấy êm dịu vô cùng)

3.Chất trữ tình :

– Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác giả. Cụ thể:

* Nội dung câu chuyện: 
– Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng. 
– Câu chuyện của người mẹ âm thầm chịu đựng những thành kiến… 
– Lòng yêu thương chú bé dành cho mẹ. 

III/- Tổng kết – Ghi nhớ:

– Bằng lời văn chân thực, giàu cảm xúc. của thể hồi kí, chương “Trong lòng mẹ” đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn trong thời thơ ấu.
– Nỗi đắng cay, tủi cực và tình thương yêu cháy bỏng đối với người mẹ. Đây là một chú bé rất dễ thương và rất tội nghiệp. Nhà văn muốn lên tiếng kêu gọi con người hãy yêu thương và trân trong tuổi thơ và phụ nữ.