Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự

SOẠN BÀI: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
– Khi cần ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một văn bản tự sự nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản tự sự ấy. 

 
– Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu đã nêu trong bản tóm tắt. Văn bản tóm tắt đã nêu được cơ bản nội dung chính của văn bản. 
 
– Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều độ đài của tác phẩm được tóm tắt. Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm. Vì chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng. Văn bản tóm tắt là lời của người viết tóm tắt. 
 
– Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. 
 
Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. 
 
  — Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt. Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt,.. 
 
  — Bảo đảm tính hoàn chỉnh: dù ở các mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc). 
 
 — Bảo đảm tính cân đối : số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần,… một cách phù hợp.
 
II. Cách thức tóm tắt văn bản tự sự: 
 Có 4 bước: 
– Đọc kĩ tác phẩm 
– Lựa chọn các nhân vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu. 
– Sắp xếp các nội dung theo một trật tự hợp lí. 
– Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 
 
Bài tập 1
 Bản liệt kê (về văn bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc) đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm nhưng gì? Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí?
 
Bài làm: 
SGK nêu lên các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc, vì thế cần sắp xếp lại.
 
   Thứ tự ấy có thể xếp lại như sau :
 
1- b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. 
 
2- a) Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại ''cậu Vàng''.
 
3- d) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
 
4- c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
 
5- g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. 
 
6- e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
 
7- i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Từ kể chuyện ấy.
 
8- h) Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.
 
9- k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
 
Phần Luyện tập: Viết văn bản tóm tắt
 
Bài 1: Lão Hạc là người nông dân nghèo, nhưng có lòng tự trọng và tình cảm. Khi người con trai của lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão luôn bị dằn vặt bởi cái mặc cảm chưa làm tròn bổn phận của người cha. Giờ đây, người bạn tâm tình duy nhất của lão là cậu Vàng khôn ngoan trung thành. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải gạt nước mắt bán cậu Vàng. Lão gom góp bao nhiêu tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Sau trận ốm khủng khiếp, cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão sống lay lắt, vất vưởng kiếm được gì ăn nấy, nhưng quyết không làm phiền đến ông giáo. Rồi một hôm, lão xin bã chó của Binh Tư và nói tránh đi cái quyết định đang nung nấu trong đầu. Khi nghe Binh Tư kể lại việc bã chó, ông giáo rất buồn vì thất vọng. Nhưng tói khi chứng kiến cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc thì ong giáo mới sực tĩnh. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
 
Bài 2: 
 
– Nhân vật chính trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là Chị Dậu
 
– Sự việc tiêu biểu là: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
 
Viết văn bản tóm tắt:
 
Anh Dậu dang ốm nặng đang còn run rẩy chưa kịp húp được hớp cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến quát tháo om sòm:
 
– Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, hóa ra vẫn còn sống hả? Nộp tiền sưu! Mau!
 
Anh Dậu hoảng hốt ngã lăn ra bất tĩnh. Tên người nhà lý trưởng cười khẩy, mỉa mai.
 
– Nó giở trò ăn vạ đấy!
 
Chị Dậu xan xin, những tên cai lệ đã không động lòng lại còn tiếp tục văng ra những lời lẽ sỉ nhục thô bỉ. Chị Dậu biết mình thân cô thế cô tiếp tục van xin để tìm cách giảm bớt sự hung hãn của kẻ lòng lang dạ thú. Nhưng vô hiệu! Tới khi chúng cố tình hành hạ chồng và bản thân mình thì chị vùng lên thật quyết liệt:
 
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
 
Thế là cuộc chiến đấu không cân sức đã xảy ra giữa một bênngười đàn bà lực điền , một bên là hai người đàn ông đại diện cho cường quyền bạo lực. Kết quả người dàn bà đã thắng. Điều đó khẳng định đúng đắn quy luật tức nước vỡ bờ.
 
Bài 3:
Có ý kiến cho rằng các tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không ? Nếu thấy khó thì hãy giải thích vì sao khó tóm tắt?
 
Tôi đi họcTrong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.