Soạn bài: Lão Hạc của Nam Cao

I.Tìm hiểu chung: 
 1.Tác giả: 
Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Trí là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân bị vùi dập và trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau cách mạng tháng Tám, ông đi theo kháng chiến và dùng ngòi bút phục vụ cách mạng. Ông hy sinh trên đường công tác ở vùng địch hậu. 

 
 2.Tác phẩm: 
 
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. 
 
  3- Nhân vật: 
 
– Nhân vật trung tâm: Lão Hạc. 
 
– Nhân vật chính: Ông giáo (Tôi) 
 
– Các nhân vật khác: Vợ ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc
 
II/- Phân tích: 
 
 1- Nhân vật lão Hạc: 
 
* Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng. 
 
* Lão thương yêu con chó. 
 
– Đây là con vật gắn liền với kỷ niệm về đứa con trai yêu quý của lão và cũng có lẽ sống cô độc nên con chó trở thành người bạn thân thiết. 
 
* Lão chăm sóc cẩn thận: bắt rận, đem ra ao tắm. 
 
– Lão cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó. 
 
* Sau trận ốm cuộc sống khốn khổ lại càng khốn khổ. Lão nuôi thân chẳng nổi huống chi nuôi chó, và cơ bản hơn lão muốn giữ tài sản lại cho con. 
 
* – Lão cảm thấy như mình đang lừa một con chó. 
 
– Lão vừa hối hận, vừa đau đớn. 
 
* Tiếng kêu ư ử của con chó nhìn lão như trách lão đã lừa nó vậy. 
 
* Sau khi bán chó xong lão Hạc gặp ông giáo “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước,” rồi “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” và cuối cùng lão nói “Thì ra tôi già bằng này tưổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” 
 
– Cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai. 
 
* Nhà văn đã sử dụng từ tượng thanh tượng hình có gợi tả sinh động: ầng ậng nước, móm mém, hu hu khóc. 
 
* – Gợi lên khuôn mặt già nua khắc khổ. 
 
– Vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt. 
 
*Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc: 
 
– Nhờ ông giáo trông coi mãnh vườn để trao lại con trai lão. 
 
– Gởi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết. 
 
* Mãnh vườn là tài sản duy nhất mà lão Hạc có thể dành cho con. Nó như gắn liền với trách nhiệm làm cha mà lão cảm thấy ít nhiều chưa trọn ven. 
 
– Món tiền mà cả đời lão tích cóp để lo ma chay. Món tiền nhỏ nhoi đó là danh dự của một con người giàu lòng tự trọng không muốn mình trở thành gánh nặng cho hàng xóm. 
 
* Lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng, không muốn để người đời thương hại, Mặt khác lão không muốn làm phiền người khác. 
 
*- Một người cha có trách nhiệm với con. 
 
– Một con người giàu lòng tự trọng, con người của câu cách ngôn đói cho sạch rách cho thơm. 
 
  2. Cái chết của lão Hạc: 
 
* – Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. 
 
– Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. 
 
– Lão không còn con đường nào khác. 
 
Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phi nhân tính, tàn ác với con người, gợi lên niềm thương cảm sâu sắc cho người đọc 
 
* – Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn. 
 
– Bi kịch về trách nhiệm chưa tròn của người cha. 
 
– Bi kịch của phẩm giá con người
 
  3.Nhân vật “tôi”: 
 
* Thông cảm, đồng cảm. 
 
Những hành động, cách cư xử chứng tỏ lòng đồng cảm, xót xa yêu thương 
 
*“Tôi” đã cố tìm để hiểu để thông cảm và kính trọng lão Hạc 
 
* Ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' (ông giáo): 
 
– Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Đánh lừa người đọc để rồi bật lên bao ý nghĩ sâu sắc . 
 
– Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời 
 
– Ý muốn tự trừng phạt ghê gớm àcàng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng 
 
 4.Nghệ thuật: 
 
* Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật ''tôi'' (ông giáo) câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, tác phẩm có nhiều giọng điệu vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt, có những khi hoà lẫn triết lí sâu sắc. 
 
* Bút pháp khắc họa nhân vật tài tình, ngôn ngữ của Nam Cao thật sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm. 
 
* Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: vấn đề ''đôi mắt'' ''Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những có để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…''.