1. Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.
- Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp của HXH
Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trongX H
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơcái hồng nhan với nước non
(Tự tình III)
(Tự tình III)
Trong chế độ phong kiến suy tàn ở Á Đông hàng mấy nghìn năm con người rất đau khổ, nhưng khổ nhất là người đàn bà. Không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ trong văn chiêu hồn:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?
Trong truyệnkiều Nguyễn Du một lẫn nữa lại kêu lên như thế:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm cũng có nói đến cái khổ của người chinh phụ. Còn với Xuân Hương không chỉ than cho người đàn bà dưới chế độ phong kiến mà bản thân mình là bị cái lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy mình. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ không cho phép được như vậy. Họ đau có quyền làm chủ đời mình, trong ca dao ta cũng bắt gặp rất nhiều câu ca nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữa:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hay:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận
bi đát. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
bi đát. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
2. Người phụ nữ với nổi đau trong đường tình duyên.
Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên.
Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, 2 lần làm lẽ nhưng cả 2 lần đều ngắn ngủi nên bà rất hiểu và đồng cảm với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng…Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà không ai dám lên tiếng. Hồ Xuân Hương vạch cho con người thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng. Họ là thứ làm mướn không công và để thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ đa thê phong kiến.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.
Trong bài Không chồng mà chửa, nhà thơ lại viết về một cảnh ngộ của một người phụ nữ, cảnh ngộ những cô gái không may có may có mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận.
Cả nể cho nên hóa dở dang,
Nỗi niếm chàng có biết chăng chàng
Nỗi niếm chàng có biết chăng chàng
……..
Không có, nhưng mà có mới ngoan Trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ và tác giả đã đứng về phía cô gái mà dùng một ý của câu ca dao:
Không có, nhưng mà có mới ngoan Trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ và tác giả đã đứng về phía cô gái mà dùng một ý của câu ca dao:
Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường
Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông
(Dỗ người đàn bà khóc chồng)
(Dỗ người đàn bà khóc chồng)
Lúc thì đùa nghịch nhưng rất thân tình:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên mới khóc tì ti…
(Bỡn bà lang khóc chồng)
(Bỡn bà lang khóc chồng)
Trong văn học phong kiến của ta hiếm có nhà thơ nào độc đáo mà nhân tình đến thế. Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người.
Ở bài tự tình số III, tác giả lại viết:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ bất
hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải
chia ba sẻ bảy nữa.
hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải
chia ba sẻ bảy nữa.
Ðọc thơ bà,
người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.
người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.
3. Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị
Trong văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của phụ nữ. Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống. “Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay”. Bởi trong xã hội lúc bấy giờ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp mà trong tư cách là người phụ nữ nói chung, họ còn bị áp bức về mặt giới tính với đạo “tam tòng”. Tất nhiên, họ cũng không lặng câm mà chịu đau khổ, họ vẫn nói, vẫn kêu, vẫn đòi hỏi. Nhưng nhìn chung, tiếng nói ấy chỉ là nững tiếng kêu thương thất vọng. “Đại diện cho giới phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã nói bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình, kết hợp nhuần nhuyễn với tiếng nói của nhân dân lao động. Tiếng nói đã kích, tố cáo được nữ sĩ sử dụng thông qua công cụ cố hữu của truyền thống văn học dân tộc, cũng như phổ biến trên thế giới: tiếng cười châm biếm
Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ và lạc hậu… nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn luôn vùng lên để đòi bình quyền. Để muốn rằng: Họ là nữ nhi nhưng vai trò của họ trong xã hội là rất lớn. Đến giai đoạn này, có người đã chống lại vua khi vua không ra vua nữa. Riêng Hồ Xuân Hương với thân phận nữ nhi, chắc bà không có ý định chống vua, mà chỉ mắng nhẹ mà đau vô kể:
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu yêu vua một cái này
Nếu đối với chúa, Hồ Xuân Hương châm chích thói mê hoa, hiếu sắc thì với bọn quan thị, nữ sĩ đã giơ cao đánh thẳng vào cuộc sống trái lẽ tự nhiên của chúng. Đứng trước cái dị hợm, quái gở ấy, bà văng tục, bà chửi đổng, cười mỉa:
Đố ai biết đó vông hay chóc
Còn kẻ nào hay cuống với đầu
Hồ Xuân Hương châm biếm, đã kích từ vua đến quan, nhưng có lẽ chịu nhiều nhất là bọn “hiền nhân quân tử”, bọn mô phạm phong kiến. Đối với “quân tử”, Xuân hương không chỉ chọn chân chúng trước bức tranh thiếu nữ ngủ ngày, mà còn bắt chúng “mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” lên đèo Ba uân Dội.
Bên cạnh những hiền nhân quân tử là đám nho sĩ dót nát, còn huênh hoang. Xuân Hương gọi chúng là “phường lòi tói”, “ngẩn ngơ”, xưng chị và đòi dạy chúng làm thơ.
Khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Sự dâm đảng không chỉ lén lút phía hậu hiên, mà còn công khai trước bàn thờ phật:
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vải nấp sau lưng cháy bảy bà.
Khi cảnh, khi tỉuu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
Không những thế, hàng ngũ đại diện cho Nho giáo bà cũng không bỏ qua.
Khen thay con tạo khéo khôn phàm
(Hang Thánh Hóa)
Khen thay con tạo khéo khôn phàm
(Hang Thánh Hóa)
Qua thơ Xuân Hương ta thấy cả một xã hội phong kiến thời bà bị chế diễu, đả kích. Bà dùng tiếng cười, thông qua yếu tố tục, xoáy vào đời sống bản năng của giai cấp thống trị để từ đó đả kích, tố cáo thói đạo đức giả của chúng. Nhưng thơ Xuân Hương đâu chỉ biết cười, mà đọc thơ bà ta nghe như có tiếng nấc bên trong. Tôi muốn lấy ý kiến của nhà thơ X.Diệu thay cho lời kết của mình:“những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chửi bằng cả lời nói, họ ném trái tim của họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào phúng đó thôi”