Trị Viêm phế quản
1.Chữa bằng lá trầu không.
Theo Y học Tuệ Tĩnh: Lá Trầu vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trong lá Trầu chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.
Phế quản bị viêm
Vì vậy, lá Trầu rất thích hợp đề chữa bệnh viêm phế quản, viêm tiểu phế quản co thắt do nhiễm lạnh (phong hàn).
Trên cơ sở này, mình xin chia sẻ bài thuốc chữa viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (cấp tính và mãn tính) do tác giả Nguyễn Ngọc Cầu chia sẻ, mọi người nhớ đọc hết hãy áp dụng vì công thức chung là cho người lớn và công thức cho trẻ nằm ở cuối bài và vì có mật ong nên chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi:
Bài 1: Lá trầu và mật ong.
Trầu 10 lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát ăn cơm, giã nhuyễn, cho nước sôi vào ngập 3/4 bát, ngâm trong 20 phút, sau đó dùng tay sạch vò và vắt cho kiệt lá trầu để chất thuốc ra hết trong nước. Gạn nước trầu qua lớp màn mỏng, cho 3-4 thìa canh mật ong, trộn đều để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kéo dài 8-10 ngày, ngừng khoảng 1 tháng rồi uống lại nếu cần. Ngoài ra, vào các buổi tối, có thể hơ nóng lá trầu rồi dán vào ngực khi ngủ.
Bài 2: Lá trầu và gừng
Trầu 10 lá thái nhỏ, gừng 5 lát, tất cả cho vào bát giã nhuyễn, cho nước sôi ngập 3/4 bát, ngâm 20 phút, sau đó vò lá trầu rồi vắt hết nước thuốc, gạn để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kép dài 5-6 ngày, ngừng trên 1 tháng rồi uống lại nếu cần.
Áp dụng bài thuốc này khi đã dùng bài 1 khoảng 5 ngày mà chưa có biến chuyển.
Bài 3: Lá trầu và hạt nén (còn gọi là củ nén).
Trầu 10 lá thái nhỏ, hạt nén 2-4 hạt. Các bước bào chế và sử dụng được thực hiện như ở bài 2.
Áp dụng bài thuốc này nếu đã dùng bài 2 khoảng 3 ngày mà không có biến chuyển.
Lưu ý:
Cả 3 bài thuốc trên đều dùng được cho trẻ em, nhưng phải dùng từng bài một, liều lượng chỉ bằng 1/4 đến một nửa so với người lớn. Ở bài 2 và 3, có thể thêm chút đường cho trẻ dễ uống. Khi áp dụng bài 2 và 3, nếu thấy khó chịu (do đường tiêu hóa kém) thì chỉ nên dùng 3 ngày rồi tạm dừng lại, 3 ngày sau nếu thấy bình thường thì dùng tiếp 2-3 ngày nữa. Không được pha lẫn mật ong với hạt nén vì hai vị này khắc nhau. Dùng các bài thuốc trên kết hợp với thở sâu, thể dục thường xuyên vào buổi sáng và đi bộ hằng ngày.