Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Nước Ngoài
70/- LỖ TẤN (1881 – 1936)
– Tên thật là Chu Thụ Nhân
– Lỗ Tấn là bút danh ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ “Tấn hành” – một kỷ niệm ấu thơ (hồi còn nhỏ thường mãi chơi, đến lớp muộn, bị thầy quở mắng, ông khắc lên bàn 2 chữ có nghĩa là: “đi nhanh lên”)
– Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương
– Là 1 trí thức có hoài bảo cao đẹp
+ Muốn theo ngành hàng hải để mở mang kiến thức
+ Muốn theo ngành khai mỏ làm giàu cho tổ quốc
+ Ông học giỏi -> được du học ở Nhật -> theo ngành y -> chữa bệnh cho người nghèo. Trong thời gian du học ở Nhật có lần ông xem phim thấy một người Trung Quốc mạnh khoẻ hớn hở đi xem một người Trung Quốc khác bị xử chém -> ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho nhân dân -> ông làm văn nghệ, dùng văn chương thúc đẩy tinh thần yêu nước, thức tĩnh nhân dân trong tình trạng mê muôi lạc hậu, xa rời cách mạng
– Quan Điểm Sáng Tác: sáng tác văn chương để cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân Trung Quốc
– Văn phong: lạnh lùng, tĩnh táo, giàu tính chiến đấu.
– Tác phẩm: A Q chính truyện, Bàng hoàng, Gào thét, Nấm mồ, Truyện cũ viết theo lối mới, . . . .
– Sớm giác ngộ cách mạng và chọn con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lênin.
71/- Tại Sao Nói Lỗ Tấn Là Nhà Văn Cách Mạng Kiểu Mới
– Sớm giác ngộ cách mạng và chọn con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lênin
– Là 1 trí thức có hoài bảo cao đẹp
+ Muốn theo ngành hàng hải để mở mang kiến thức
+ Muốn theo ngành khai mỏ làm giàu cho tổ quốc
+ Ông học giỏi -> được du học ở Nhật -> theo ngành y -> chữa bệnh cho người nghèo. Trong thời gian du học ở Nhật có lần ông xem phim thấy một người Trung Quốc mạnh khoẻ hớn hở đi xem một người Trung Quốc khác bị xử chém -> ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho nhân dân -> ông làm văn nghệ, dùng văn chương thúc đẩy tinh thần yêu nước, thức tĩnh nhân dân trong tình trạng mê muôi lạc hậu, xa rời cách mạng
– Quan Điểm Sáng Tác: sáng tác văn chương để cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân Trung Quốc
– Văn phong: lạnh lùng, tĩnh táo, giàu tính chiến đấu.
– Tác phẩm: A Q chính truyện, Bàng hoàng, Gào thét, Nấm mồ, Truyện cũ viết theo lối mới, . . . .
72/- Tóm Tắt “THUỐC” – Lỗ Tấn
Một buổi sáng mùa thu đôi vợ chồng lão Thuyên gom góp tiền bạc để đi kiếm mua chiếc bánh bao có tẩm máu của Hạ Du để chữa bệnh lao cho con ông Thuyên, theo lời kể của bác cả Khang giữa lúc Thuyên ăn bánh bao xong và nghĩ ngơi thì quán đã đông khách mọi người xôn xao họ bàn tán về việc Hạ Du người chiến sĩ cách mạng bị bắt và chém đầu và họ cho rằng hành động làm cách mạng của Hạ Du là hành động điên rồ, chiếc bánh bao không chữa được bệnh lao cho Thuyên và Thuyên chết.
Đến tết thanh minh tại nghĩa địa được phân chia thành con đường mòn, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đi tảo mộ tình cờ gặp nhau cả 2 mang trong lòng nổi đau mất con họ đồng cảm với nhau họ thấy trên mộ chưa phủ cỏ xanh rờn đã có những vòng hoa trắng đỏ, đơn xơ trang nghiêm. Mẹ Hạ Du nhận ra rằng cái chết của con mình là oan uất. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh con quạ bay vút lên trời
73/- Ý Nghĩa Nhan Đề “THUỐC” – Lỗ Tấn
– Thuốc là dược liệu dùng để chữa bệnh thể chất cho con người, nhà văn muốn có liều thuốc để chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc
– Thuốc trong tác phẩm không dừng lại với việc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người mà nó có ý nghĩa sâu xa hơn đó là thứ dược liệu chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ: lạc hậu, mê tính dị đoan, chưa giác ngộ đươc cách mạng
74/- Từ Tác Phẩm “Thuốc” – Lỗ Tấn Muốn Nói Gì Với Người Đọc
Từ tác phẩm “Thuốc” tác giả muốn phản ánh xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX: người dân Trung Quốc chưa giác ngộ được cách mạng, phong trào cách mạng chưa thật sự đi sâu sát vào quần chúng nhân dân. “Thuốc” trong tác phẩm không đơn thuần là chiếc bánh bao tẩm máu của Hạ Du chữa căn bệnh lao cho Thuyên mà nó chính là thứ dược liệu chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc lúc bấy giờ: mê muội, lạc hậu, mê tín dị đoan, xa rời cách mạng
75/- Hình Anh Ý Nghĩa Con Đường Mòn Trong Nghĩa Địa
– Con đường mòn phân chia ranh giới: 1 bên là những người chết chém, 1 bên là những người nghèo chết
– Con đường mòn là biểu tượng của sự nhận thức, nó có thể mất đi khi nhân dân Trung Quốc thực sự thức tĩnh, giác ngộ cách mạng, nhận ra những người chết chém xuất thân từ những người nghèo, họ đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân.
76/- Nhân Vật Hạ Du
– Hạ du là một chiến sĩ cách mạng bị xử chém, trong lời nhận xét của những người trong quán trà thì hành động làm cách mạng của Hạ Du là 1 hành động điên rồ, phản động -> Phong trào cách mạng chưa sâu sát vào quần chúng nhân dân Trung Quốc.
– Cái chết của Hạ Du là liều thuốc chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc. Hạ Du chết đã làm thức tĩnh tinh thần cách mạng, ý thức đấu tranh của nhân dân, họ hiểu rằng Hạ Du cũng xuất thân từ những người nghèo đấu tranh vì lợi ích của những người nghèo.