Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam
57/- HCST “ Rừng Xà Nu ” – Nguyễn Trung Thành
Mùa hè năm 1965 khi Mĩ đổ bộ vào miền nam, lúc ấy nhà văn chuẩn bị in tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền trung. Trong không khí “Hịch tướng sĩ” đánh Mĩ hừng hực tráng ca NTT cho ra đời “Rừng Xà Nu”
58/- Tóm Tắt “ Rừng Xà Nu ” – Nguyễn Trung Thành
Truyện bắt đầu bằng hình ảnh Rừng Xà Nu trong nhựng năm kháng chiến “cả RXN hàng vạn cây không cây nào là không bị thương” cứ thế 2, 3 năm nay RXN ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng
Đứng đầu làng Xôman là cụ Mết – 1 già làng có trách nhiệm, có uy tính, ông đặt niềm tin vào Đảng và cách mạng “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Truyện xoay quanh người anh hùng Tnú trở về làng sau 3 năm đi lực lượng. Tnú tuy có 1 tuổi thơ bi đát – mồ côi sống trong sự đùm bọc của dân làng Xôman nhưng từ nhỏ đã rất gan dạ cùng Mai nuôi dấu cán bộ, khi bọn Mĩ hay tin dân làng Xôman này giáo chuẩn bị kháng chiến, chúng ra sức đàn áp dã man, thế là nổi bất hạnh lại đến với Tnú. Trận mưa cây sắt của bọn Mĩ đã cướp đi sinh mạng của mẹ con Mai, Tnú tận mắt chứng kiến vợ con mình chết nhưng kông cứu được họ mà anh còn bị trói, đốt cháy 10 đầu ngón tay anh. Mang thù nhà nợ nước ngay đêm ấy Tnú cùng dân làng nổi dậy
Truyện kết thúc bàng hình ảnh Tnú, cụ Mết, Dít đứng nhìn ra xa, đến hút tầm mắt cũng không nhìn thấy gì khác ngoài RXN nối tiếp chạy đến chân trời
59/- CĐ “Rừng Xà Nu” – Nguyễn Trung Thành
Từ nổi đau riêng của cá nhân Tnú, và nổi đau chung của dân làng Xôman, nhà văn tố cáo tội ác của bọn Mĩ ngụy, đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần quật khởi và sức sống mãnh liệt của dân làng Xôman nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.
60/- Ý Nghĩa Biểu Tượng Cây Xà Nu
– Cây Xà Nu chịu sự tra tấn tàn phá của bom đạn Mĩ cũng như dân làng Xôman chịu sự tra tấn dã man của bọn thằng Dục
– Cây Xà Nu có sức sống mãnh liệt như dân làng Xôman không chịu khuất phục trước kẻ thù, người trước ngã người sa nối tiếp.
– Cây Xà Nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xôman yêu cuộc sống tự do, hướng tới cách mạng.
Cây Xà Nu dù được miêu tả ở góc độ nào nó cũng gợi cho người đọc liên tưởng về cuộc sống về phẩm chất con người XôMan nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.