Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

A. Mục tiêu bài học

– Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

– Rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn.

– Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

B. Nội dung bài học

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

1. Bài tập

– Học sinh đọc đoạn văn ở bài tập 1 phần I: Câu “Trời ơi, chỉ còn 5 phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?

– Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!

+ Chỉ còn 5 phút là phải chia tay.

+ Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình.

+ Giá còn thời gian thì tốt biết mấy.

Vì sao anh không nói thẳng câu đó với cô gái?

+ Tế nhị.

Trong cách nói trên, cách nào mang tính phổ biến (có cùng cách hiểu) cách nói nào chỉ có ông hoạ sĩ và cô gái hiểu?

– Cách 1: Ai cũng hiểu vì nó diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

– Cách 2, 3: Chỉ có những người trong cuộc mới hiểu vì nó là ẩn ý.

Câu “Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này” có ẩn ý không?

– Không có ẩn ý.

2. Kết luận

– Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

– Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

C. Luyện tập

Bài tập 1

a. Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên?

– Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.

b.  Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ cô gái? Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc khăn mùi soa?

– “Mặt đỏ ửng” ngượng ngùng khó nói.

– Nhận lại chiếc khăn.

→ Một hành động thay cho lời nói cảm ơn.

– Vội quay đi: Lúng túng bối rối.

Bài 2

-Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.

Bài 3

– Cơm chín rồi: Ông vô ăn cơm đi.

Bài 4

– “Hà nắng gớm về nào” → không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.

– Tôi thấy người ta đồn → không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.