1. “Tài năng là một thứ hiếm hoi. Cần thận trọng nâng đỡ nó một cách hệ thống”. (V.I. Lênin)
2. “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh” (Mặc Tử)
3. “Tài trí là vũ khí tinh thần của con người” (Phương ngôn Nga)
4. “Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng” (Hồ Chí Minh)
5. “Hãy bảo vệ thật kỹ lưỡng kho báu trong bạn, lòng tốt. Hãy biết cách cho mà không do dự, biết cách mất mà không hối tiếc, biết cách đạt được mà không ác ý (George Sand).
6. “Bạn có thể tìm thấy sự thông thái nào vĩ đại hơn lòng tốt” (Jean Jacques Rousseau)
7. “Nếu điều phải cho đi được cho tự nguyện, lòng tốt nhân lên gấp đôi” (Publilius Syrus)
8. “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy” (Mark Twain)
9. “Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi” (Albert Schweitzer).
10. Alfred Nobel
Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2.000.000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, y học, văn học, hòa bình) cho “những ai… đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.”
11. Mẹ Teresa – tấm gương về lòng nhân ái
Ngày 26/09/1928 có một người thiếu nữ 18 tuổi người Albania đến Ireland để gia nhập dòng Đức Trinh nữ Maria. Bà nộp đơn xin đi truyền giáo ở Bengal (Ấn Độ). Đó là một việc làm mạo hiểm đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và đức tin vững vàng, vì lúc đó khi đã đi truyền giáo thì không mấy người trở về quê hương. Đến tháng 01/1929, sau chuyến hành trình dài năm tuần, người nữ tu trẻ đặt chân đến Calcutta, Ấn Độ. Tại thành phố này và tại nhiều địa điểm khác ở Ấn Độ, người nữ tu này đã dành hết tuổi trẻ của mình để giảng dạy, học tập và cứu rỗi những thân phận bất hạnh, cùng khổ. Đó chính là Agnes Gonxha Bojaxhiu, hay như mọi người thường gọi đơn giản – mẹ Teresa. Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà. “Nếu tôi được trở thành một vị thánh, chắc chắn tôi sẽ là vị thánh của “bóng tối”. Tôi sẽ tiếp tục ở xa thiên đàng để thắp sáng cho những con người đang sống trong bóng tối trên trái đất này.”
12. Người phụ nữ ‘hồi sinh’ bé Thiện Nhân
Bốn năm trước, người ta tìm thấy một bé trai người lấm máu, bị kiến và con vật nào đó nhấm mất một chân phải và bộ phận sinh dục bị bỏ rơi trên một ngọn đồi heo hút thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 72 giờ sau được phát hiện, bé được đưa vào bệnh viện và may mắn trở thành con nuôi trong gia đình chị Trần Mai Anh (ở Hà Nội). Ngày hôm nay, em đã có thể bước đi bằng chiếc chân giả. Một điều kỳ diệu hơn, bộ phận sinh dục của em đã được tái tạo thành công như một phép nhiệm màu của cuộc sống.
Chiều thứ bảy, sau những bận rộn lo toan cho cuộc sống thường ngày, chị Mai Anh chia sẻ về chuyến đi Italia phẫu thuật cho Thiện Nhân, đôi mắt lấp lánh niềm vui. Số phận đã cho chị gặp bé Thiện Nhân 4 năm trước ở Quảng Nam, khi có một đứa bé bị bỏ rơi trong vườn hoang, bị súc vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục. “Lúc đó tôi đón Nhân về với tình yêu của một người mẹ, chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc bé. Không ai nghĩ và tin được có thể tái tạo bộ phận sinh dục đã mất cho một đứa trẻ. Tuy nhiên, đi đến bất cứ đâu, có cơ hội nào là tôi lại chia sẻ, tìm kiếm hy vọng”, chị nhớ lại những ngày tháng vất vả khi đưa con từ bệnh viện này tới bệnh viện khác, ở Việt Nam, Thái Lan cũng như Singapore… “4 năm cho một giấc mơ, nhưng giờ đó không phải là giấc mơ hão huyền. Thiện Nhân đã có thể trở thành người đàn ông bình thường như bao người”, chị nói, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của người phụ nữ nhỏ bé đầy lòng trắc ẩn. Chị Mai Anh nhớ lại, khi Thiện Nhân tới Mỹ trong một chuyến đi phẫu thuật vào cuối năm 2008, các giáo sư sau hàng loạt xét nghiệm và hội chẩn đã thông báo chỉ có thể hy vọng tạo bộ phận sinh dục cho Nhân khi em 14-15 tuổi. Và cơ duyên đến với Nhân khi ông Roberto De Castro, bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Bologna (Italia) đã công bố một công trình y khoa vĩ đại “phẫu thuật và tái tạo thành công nhiều trường hợp bị mất bộ phận sinh dục”. Hy vọng đã được mở ra khi vị bác sĩ biết được số phận của Thiện Nhân và nhận lời cho ca phẫu thuật này. Để có thể trả được chi phí khổng lồ cho ca phẫu thuật này, bé Nhân đã nhận được sự hảo tâm của hàng trăm tấm lòng nhân ái. “Đúng là góp gió thành bão, tôi và Thiện Nhân phải biết ơn tấm lòng của các bà, các mẹ… đã luôn đồng hành cùng bé trong suốt nhiều năm qua”, chị Mai Anh nói. Rồi chị trăn trở với những suy nghĩ làm cách nào để những em bé bất hạnh giống Thiện Nhân có cơ hội được thay đổi cuộc đời. “Tôi ước mơ sẽ làm một điều gì đó, để Nhân sau này có thể giúp đỡ các em bé có hoàn cảnh bất hạnh như mình, như một món nợ của cuộc đời“, chị nói.