Ôn thi THPT môn Ngữ Văn- Phần II: NLXH
Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Ví dụ
Suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường hiện nay.
Hướng dẫn:
* Tìm hiểu đề:
– Xác định nội dung nghị luận của đề văn là: Nạn bạo lực học đường ngày nay.
– Thao tác lập luận sử dụng trong bài văn: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
– Phạm vi kiến thức: Kiến thức thực tế cuộc sống xã hội mà người viết đã từng bắt gặp.
*Lập dàn ý
– Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề nghị luận
– Thân bài:
+ Giải thích: bạo lực học đường là những hành vi bạo lực, bao gồm cả bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần diễn ra trong môi trường học đường.
+ Thực trạng của nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay: nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay đã trở thành một vấn nạn, nó diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là hành vi bạo lực giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô giáo với học sinh và giữa học sinh với thầy cô giáo.(lấy những ví dụ cụ thể).
+ Những hậu quả do nạn bạo lực học đường gây ra.
-Hậu quả đối với cá nhân.
– Hậu quả đối với xã hội.
+ Những nguyên nhân của nạn bạo lực học đường.
– Nguyên nhân chủ quan.
– Nguyên nhân khách quan.
+ Những giải pháp cho nạn bạo lực học đường hiện nay.
– Giải pháp tình thế.
– Giải pháp lâu dài.
– Kết bài: Suy ngẫm về vai trò và trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần ngăn ngừa và tiến tới chấm dứt nạn bạo lực học đường.
2. Đặc điểm nhận diện loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
– Đề tài: Kiểu bài này lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa về hiện tượng đời sống mà bàn bạc, đánh giá. Nội dung bàn bạc của nó gắn chặt với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Có ba loại hiện tượng đời sống thường được đề cập đến trong đề bài: hiện tượng tốt hoặc hiện tượng xấu, hiện tượng vừa tốt vừa xấu.
+ Chủ đề của bài là những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống chính trị xã hội, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, có nhiều ảnh hưởng đến thanh niên và liên quan đến thanh niên, ảnh hưởng đến đời sống của con người, xã hội như những hiện tượng về tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng, những tấm gương người tốt việc tốt…
– Đề thường được trình bày dưới dạng câu hỏi trực tiếp.
3. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có thể được triển khai theo sơ đồ dàn ý sau:
MỞ BÀI
– Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận
– Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN BÀI
Giải thích những khái niệm có thể xuất hiện trong hiện tượng xã hội cần nghị luận. (Trả lời câu hỏi: là gì?)
Bàn luận về hiên tượng đời sống
– Nêu các biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế cuộc sống xã hội (Trả lời câu hỏi: như thế nào?)
– Lí giải nguyên nhân có hiện tượng xã hội trên? (Trả lời câu hỏi: vì sao?)
– Hậu quả :
+ Đánh giá về hiện tượng xã hội đó – (Trả lời các câu hỏi: hiện tượng xã hội ấy có sự chi phối, tác động tích cực/tiêu cực tới cuộc sống con người? Tại sao cần ủng hộ, phát triển/ đấu tranh xóa bỏ hiện tượng xã hội ấy?)
+ Luận bàn về cách nhìn nhận, giải pháp… đối với hiện tượng xã hội đó. (Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng, ví dụ: hiện tượng ấy cần được xã hội nhìn nhận như thế nào cho thấu đáo? Có nên chỉ khen/chê một chiều? Cần đánh giá như thế nào về tính lịch sử, thời đại của hiện tượng? Cần có sự tham gia của những lực lượng xã hội nào trong việc tác động tới hiện tượng trên?.v.v…)
Bài học về nhận thức và hành động (Giải pháp)
Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân (quan niệm của cá nhân đối với vấn đề xã hội đó và trách nhiêm của cá nhân nhằm góp phần cải thiện thực trạng trên).
KẾT BÀI
– Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận.
– Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Xem thêm Phần đề luyện tập