Bình giảng đoạn 1 của bài Đây thôn Vĩ Dạ

Bình giảng đoạn 1 của bài  Đây thôn Vĩ Dạ

Gợi ý

MB

– HMT là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Bên cạnh những vần thơ đau đớn, điên loạn, ông còn có những vần thơ trong trẻo, thơ mộng, thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

– “ĐTVD” được gợi cảm hứng từ bức tranh của Hoàng Cúc gửi tặng nhà thơ.Bài thơ in trong tập “Thơ điên” thuộc mạch cảm xúc thứ hai.

– Đoạn trích thuộc phần đầu bài thơ, là nét trong trẻo, đầy cảm xúc của thi sĩ về vẻ đẹp của Vĩ Dạ buổi ban mai.

TB

1. Câu 1:

– Lời mời mọc ân cần, tha thiết, cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng, thân mật hoặc là sự trăn trở chứa chất tình cảm sâu lắng đậm đà.

– Có thể đó là lời của cô gái xứ Huế hay lời tự hỏi của chính nhà thơ. Dù hiểu cách nào, cũng gợi tâm trạng nhân vật trữ tình về quá khứ.

2. Câu 2,3,4: vẻ đẹp Vĩ Dạ hiện lên qua tâm tưởng nhà thơ. Một không gian vườn tược trong ánh nắng sớm mai tươi tắn rạng rỡ.

– Câu 2: Hai từ “nắng” trong một câu thơ “nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” diễn tả sự chuyện động của nắng trên hàng cây, khiến cảnh vật trở nên sinh động, gợi cảm giác tươi mới, tinh khôi, thanh khiết.

– Câu 3: Tả màu nước xanh của vườn cây Vĩ Dạ. câu thơ như một lời trầm trồ, xuýt xoa vì không kìm nổi lòng mình khi chợt nhìn thấy màu sắc “xanh như ngọc”. Lối so sánh gần gũi  với cách cảm dân gian tạo cho màu xanh vừa dân dã, vừa quý phái. Cách nói “vườn ai” phiếm chỉ vừa tế nhị, vừa chứa chan hồi ức kỷ niệm.

– Câu 4: Con người xuất hiện thấp thoáng trong màu xanh non, mỡ màng của cây lá vơi “khuôn mặt chữ điền” đầy vẻ kín đáo, đôn hậu. Nét vẽ “lá trúc che ngang” có tính tạo hình làm cho bức tranh thêm sinh động, mang vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh và người.

III. KL

– Cái đẹp của khổ thơ cũng như cả bài thơ là cái đẹp của cảnh và người xứ Huế. Đó là cái đẹp của hồi ức, kỷ niệm chất chứa trong lòng nhà thơ.

– Khổ thơ là bức tranh về quê hương, đất nước, thể hiện một tình yêu thầm kín, đắm say của một hồn thơ thiết tha yêu cuộc sống