Thực hành về Hàm ý (tiếp theo)

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý

(tiếp theo)

   1) Bài tập 1:

a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông Lí đã đáp lại bằng một hành động mỉa mai: mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân ( mà theo ông, việc quan cần phải lí trí, cứng rắn, khách quan,…). Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô.

b) Lời đáp của ông Lí, ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc, uy quyền của bản thân mình ( khác với cách nói tường minh: Không tôi không cho phép). Như vậy D là phương án trả lời đủ ý.

   2) Bài tập 2:

a) Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý nhắc Hộ đã đến ngày nhận tiền nhuận bút như hằng tháng, Hộ cần đi nhận. Hàm ý đó được Hộ suy ra, nhận biết được ngay và nói rõ ở lượt trả lời.

b) Câu nhắc khéo của Từ ( lượt lờ thứ hai ) thực chất có hàm ý là: muốn Hộ đi nhận tiền về để trả nợ tiền thuê nhà ( thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo về việc người thu tiền nhà sáng nay đã đến ).

c) Tại cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến vấn đề “ cơm áo gạo tiền”. Từ đã chọn cách nói gián tiếp, có hàm ý, nhằm nhiều mục đích: muốn quan hệ tình cảm vợ chồng được êm ái, tránh nỗi bực dọc của Hộ, muốn ứng xử tế nhị với chồng, muúon không chụi trách nhiệm về hàm ý mà người nghe suy ra.

   3- Bài tập 3:

– Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển

– Hàm ý: tình yêu đằm thắm của một người con gái.

– Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu đôi lứa. Hai lớp nghĩa này hoà nguyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm  súc, giàu ý nghĩa.

   4- Bài tập 4:

Qua các bài tập ở hai tiết thực hành về hàm ý, hs nhận định: cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại nhữn tác dụng và hiệu quả giao tiếp rất lớn:

– Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh ( ví dụ: lời ông lí nói với bác Phô gái, lời Chí Phèo nói với Bá Kiến,…).

– Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật trong giao tiếp ( ví dụ như: lời của Từ với Hộ, lời bà đồ nói với chồng,…).

– Tạo ra những lời nói hàm súc. Nói được hơn nhưng điều mà từ ngữ thể hiện ( lời A Phủ nới với thống lí Phá tra, sóng,…).

– Người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý ( Từ nói với Hộ…)

– Như vậy phương án D là trả lời đúng nhất.