SOẠN BÀI: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
MỤC TIÊU BÀI HỌC
– Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhận cuộc sống và con người.
– Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc hoạ nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh, tài hoa.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:
– Nguyễn Minh Châu: (20/10/1930) Quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.
– Là nhà văn có tâm huyết với nghề.
– Quá trình sáng tác chia làm hai gia đoạn:
+ Trước những năm 80: ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
+ Sau những năm 80: chuyển sang cảm hứng thế sự với các vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Sgk.
2- Tác phẩm:
– “ Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời 1983. Lúc đầu được in trong tập “ Bến quê” xuất bản 1985, sau được NMC lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn từ “ Bức tranh” trở đi. 1987.
– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm ra đời khi đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, bước vào giai đoạn phát triển kinh tế.Nhu cầu dân chủ hoá xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu và là nỗi trăn trở suy tư của giới văn nghệ sĩ.
– Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của NMC ở giai đoạn thứ hai.Tâm điểm khám phá là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
II- Đọc hiểu:
1- Tình huống truyện:
Tình huống nhận thức: nhân vật tôi qua những sự kiện chứng kiến đã vỡ lẽ ra nhiều điều.
– Cái đẹp ngoại cảnh >< – Bi kịch gia đình: phức tạp, nhiều nghịch lí như
chiếc thuyền, bình minh ng con người buộc phải
sương sớm, con người, chấp nhận không thể
hài hoà thành một tổng thể đẹp thay đổi.
→ “ cảnh đắt”
→ Chân lí được ngộ ra:
+ Đối lập với thực tế là những lí thuyết sách vở đẹp đẽ và lòng tốt xa vời.
+ Có độ chênh lớn giữa bức ảnh đẹp và cuộc sống nhọc nhằn, đau đớn của những nhân vật chính trong ảnh. Những trăn trở về nghề của Phùng: nghệ thuật chưa phản ánh hết đa chiều cuộc sống.
2- Nhân vật truyện:
a) Người bố:
– Trước: hiền lành, cục tính.
– Sau: thô lỗ, cộc cằn, vũ phu thường xuyên rất dã man
→ Sự cơ cực biến đổi con người sâu sắc
b) Người mẹ:
– Ở người đàn bà này toàn những nét xấu xí, thô kệch.
– Luôn phải chịu đựng những bi kịch gia đình:
+ Bị chồng đánh đập một cách tàn bạo, nhẫn tâm.
+ Luôn có thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục
→ Đó là thái độ hi sinh cao cả
→ Nhà văn dùng hình ảnh “ chiếc xe tăng hỏng” như dụng ý: cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối con gian nan hơn cả cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo chừng ấy con người còn phải sống chung với cái ác cái xấu.
– Ẩn đằng sau lớp vỏ xấu xí đó lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn nơi người đàn bà:
+ đau đớn, nhục nhã, thương tổn trước sự chứng kiến của con.→ che dấu sự khốn khổ của bản thân, cảnh bạo lực gia đình, bảo vệ con đừng căm thù bố.
+ Vẻ đẹp của người đàn bà thể hiện rõ hơn khi đối diện với toà án:
- Đầu tiên là phản ứng quyết liệt
- Tiếp đến là nét mặt tái xám, lo sợ đứng ngồi không yên & bà bác bỏ tất cả những lí lẽ mà Đẩu đưa ra.
- Bà hiểu nỗi bế tắc, khốn khổ của chồng và cao hơn là hiểu được thiên chức của người mẹ & van xin “ Đừng bắt tôi bỏ nó”.
→ Là người hiểu đời, hiểu người, vì vậy bà cương quyết không li hôn với chồng, yêu thương gia đình, luôn bảo vệ hạnh phúc nhỏ nhoi có phần cam chịu song tha thiết với những gì nhỏ bé.
c) Cậu bé Phác:
– Yêu mẹ, bênh vực mẹ nên sinh ra căm thù bố.
– Xông vào đánh bố để bảo về mẹ:
+ Nièm tin tuổi thơ bị đổ vỡ.
+ Phản ứng tự nhiên của đứa trẻ yêu mẹ mà thành căm phẫn mù quáng.
d) Đẩu – thẩm phán huyện:
– Cán bộ có lương tâm và có kiến thức.
– Tốt bụng, đầy thiện chí nhưng nông nỗi, không thực sự hiểu biết đời sống thực tế.
→ Hiểu ra sự thật: con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hoặc lí thuyết xa vời.
3- Tư tưởng nhân đạo của NMC:
– Báo động về tình trạng bạo lực, xót thương, lo âu về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi.
– Nguy cơ trẻ em sớm nhiễm thói vũ phu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, mất niềm tin.
– Nôi lo âu đầy trách nhiệm của NMC về tình trạng đói nghèo, tăm tối, bế tắc dẫn đến tình trạng bạo lực.
III- Tổng kết:
– Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chi tiết, chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Lời văn giản dị, giọng văn nhỏ nhẹ triết lí.
+ Quan sát tinh tế, rung cảm giàu chất thơ.
– Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn về đời sống của NMC đầy lo âu, trĩu nặng tình thương đầy trách nhiệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống người dân.