THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
1. Dùng kiểu câu bị động.
Bài tập 1.
Câu bị động | Câu chủ động | Nhận xét. |
– hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. | – chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. | – Câu không sai nhưng không nối tiếp ý ở câu trước; không tiếp tục đề tài về”hắn” mà về “một người đàn bà nào” đó. |
Bài tập 2.
Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.
* Kết luận:
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật, thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác( chỉ chủ thể của hoạt động).
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động )
2. Dùng kiểu câu có khởi ngữ.
Bài tập 1.
a/ Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn. Khởi ngữ: Hành
b/So sánh: Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu trước.
Bài tập 2. Phương án C
Bài tập 3.
a/ Đầu câu thứ hai
– Có ngắt quãng: Dấu phẩy.
– Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước.
b/ Đầu câu thứ hai
– Có ngắt quãng: Dấu phẩy
– Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước.
c/ Khái niệm khởi ngữ.
– Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu.
– Luôn đứng đầu câu.
– Tách biệt với phân còn lại của câu bằng từ: thì, là, hoặc dấu phẩy.
– Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với…
3. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
Bài tập 1.
a/ Phần in đậm nằm đầu câu.
b/ Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.
c/ Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
Bài tập 2. Phương án C.
Bài tập 3.
a/ Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường
b/ Không có tác dụng liên kết văn bản, không thể hiện thông tin, mà dùng phân biệt thông tin thứ yếu ( phần đầu câu)với thông tin quan trọng( phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc)
* Kết luận:
– Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu, hay giữa câu.
4. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản.
– Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.
– Tất cả các thành phần trên thường thể hiện thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.
– Việc sử dụng những kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.