THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN:
1. Mục đích:
Đánh giá, bàn luậnà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
2. Yêu cầu:
– Bàn luận và đánh giá với những ai biết và quan tâm về điều cần bình luận.
– Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng về điều được nêu ra và thật lòng muốn thuyết phục mọi người nghe theo sự đánh giá bàn luận của mình.
II. CÁCH BÌNH LUẬN:
1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng cần bình luận.
– Đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu bình luận
2. Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng cần bình luận.
– Đề xuất chứng tỏ được ý kiến nhận định đánh giá của mình là xác đáng.
3. Bước thứ 3: Bàn về hiện tượng cần bình luận.
– Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
– Bình luận không phải là sự -kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh . Vì mục đích của bình luận là giúp người đọc, người nghe đáng giá hiện tượng được chính xác, toàn diệncông bằng và bình luận cùng họ về những ý kiến sâu rộng bằng ý sắc sảo chặt chẽ của riêng mình.
– Bình luận chỉ dành cho những người đã biết đã có những ý kiến của họ khác với ý kiến của người bình luận.
– Yêu cầu bình luận: trôi chày, hấp dẫn, giùa nhiệt tình thuyết phục.
2. Bài tập 2:
* Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì:
– Người viết nêu rõ chủ kiến của mình trước vấn đề tai nạn giao thông hiện nay.
– Nội dung bình luận được triển khai:
+ Phân tích đúng sai, đánh giá, tìm nguyên nhân (đoạn 1,2,3)
+ Mở rộng vấn đề ( tác hại sâu xa đối với đất nước và hội nhập quốc tế) đoạn 4,5.
– Đề xuất giải pháp (đoạn 6).
—————————————————————–
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Bài tập 1:
1. Xác định những vấn đề cần thiết:
– Bài viết nên là một bài bình luận vì tham gia diễn đàn tức là phát biểu ý kiến riêng của mình. Mà ý kiến riêng thì phải có nhận xét, đánh giá đúng sai, đề xuất cách giải quyết…à bàn luận về vấn đặt ra.
– Chọn vấn đề cho bài viết: chọn vấn đề mà mình tâm đắc, am hiểu nhất. Nên chọn chủ đề đang được tranh luận.
– Dàn ý của bài viết nên theo ba phần:
+ Nêu vấn đề cần bình luận.
+ Đánh giá vấn đề cần bình luận.
+ Bàn về vấn đề cần bình luận.
2. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài cho dàn ý vừa lập.
– Xây dựng tiến trình lập luận theo gợi ý SGK .
– Tìm cách diễn đạt.
3. Tham gia bài viết có chủ đề tương tự.
4. Trình bày trước lớp.
Bài tập 2:
1. Trình bày một luận điểm trong dàn bài mà các em vừa xây dựng trên lóp.
2. Bàn về một hiệnn tượng đang được dư luận xã hội quan tâm.
– Vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bảo vệ môi trường.
– Phòng chống thiên tai.