Một số thể loại văn học – Kịch, Nghị luận

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC – KỊCH , NGHỊ LUẬN

I. Kịch:

1. Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp,trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống.

2.Đặc trưng của NT Kịch:

+Xung đột và cách giải quyết xung đột kịch:

    -Đối tượng mô tả của kịch là  những xung đột trong đời sống; ở đó, những vấn đề  thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ , nổi bật

+Xung đột kịch được giải quyết , cụ thể  hoá bằng hành động kịch -> được thực hiện bởi các nhân vật kịch.

+Nhân vật kịch bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình  qua ngôn ngữ kịch (lời thoại),Có 3 loại : đối thoại; độc thoại và bàng thoại .

-Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.

3. Phân loại:

– Xét theo nội dung và ý nghĩa của xung đột :-> bi kịch, hài kịch, chính kịch.

-Xét theo hình thức ngôn ngữ: – > kịch thơ, kịch nói, ca kịch

4. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:  4 bước

– Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn ->  hiểu tg, tp, thời đại và vị trí đoạn trích.

– Tập trung vào lời thoại ->xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật

– Phân tích hành động kịch -> xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột

– Từ xung đột và nhân vật -> xác định Chủ đề tư tưởng

+ Ý nghĩa xã hội.(xung đột là cơ sở của kịch)

II. Văn Nghị luận:

1. Khái lược về văn nghị luận:

a. Khái niêm: Nghị luận là thể loại VH đặc biệt, dùng lập luận; luận điểm; luận cứ,  để bàn luận về một vấn đề  XH , CT   hay VHNT.

b. Đặc điểm:

– Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm

– Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ

– Lập luận thuyết phục.

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao.

c. Phân loại:

–  Xét nội dung: Văn chính luận;  Văn phê bình văn học

– Theo  Trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần…

– Hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận…

2.Yêu cầu đọc văn nghị luận:

-Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm

-Chú ý đến luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận của bài NL.

 – Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.

– Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức; rút ra bài học và tác dụng của tp với  cuộc sống./.