Soạn bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam

HAI ĐỨA TRẺ

                                  — Thạch Lam—

1.Bức tranh phố huyện

a.Thời gian: Chiều tà chuyển dần vào tối đêm

– Chi tiết:

+ Tiếng trống thu không để gọi buổi chiều

+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Chiều, chiều rồi

-> Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. (thời gian nghệ thuật)

-> Đây là thời gian kết thúc một ngày và mở ra đêm tối. Với kẻ giàu sang là thời gian kéo dài cuộc chơi, với người nghèo công việc kiếm sống vẫn tiếp tục, họ lẫy đêm đốt sáng để làm ngày, để thắp lên hi vọng cho ngày mai.

b. Không gian

– Âm thanh:

+ Tiếng trống thu không: từng tiếng

+ Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi: văng vẳng

+ Tiếng trò chuyện của con người: Liên – An, Liên – chị Tý

+ Tiếng trống cầm canh

+ Âm thanh của đoàn tàu chạy qua

+ Tiếng chó sủa

-> Bức tranh phố huyện: yên tĩnh

– Ánh sáng:

+ Buổi chiều: ánh sáng của bầu trời, của những đám mây ánh hồng như sắp tàn

+ Đêm tối:

— Ánh sáng: ánh sáng của những ngôi sao, những con đom đóm, quầng sáng của ngọn đèn (Tý), chấm lửa nhỏ (bác Siêu), hột sáng ngọn đèn dầu (Liên) -> ánh sáng nho nhoi, le lói

— Bóng tối: trên đường qua chợ, đường ra sông, các ngõ vào làng -> bao chùm

+ Nửa đêm: ánh sáng của đoàn tàu

-> không gian đầy bóng tối, ánh sáng xuất hiện chỉ là thứ ánh sáng le lói, làm đêm tối trở nên mênh mông hơn.

=> Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng   -> ngòi bút của nhà văn: hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

2. Hình ảnh của con người, cuộc sống.

– Những người khá giả (ông Cửu, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo…):

+ Đóng cửa nghỉ ngơi

+ Rủ nhau đánh tổ tôm

– Những con người nghèo khổ:

+ Bọn trẻ con: nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể nhặt được

+ Mẹ con chị Tý: bị đè nặng bởi kiếp sống nghèo nàn

+ Bà cụ Thi: điên, nghiện rượu

+ Bác Siêu: bán phở

+ Gia đình bác Xẩm

+ Vài ba bác phu, chú lính đi tuần

+ Chị em Liên và An ngồi lẫn vào nỗi buồn

-> Bóng tối đã che lấp đi ánh sáng của đôi mắt họ, gương mặt họ lẫn vào cùng bóng tối, con người thực chất chỉ là một cái bóng vật vờ lay lắt mong manh, cuộc sống mưu sinh chật vật khốn cùng, mòn mỏi.

– Cuộc sống nơi phố huyện

+ Chi tiết: Ôi chao! Sớm hay muộn có ăn thua gì! (chị Tý)

-> Lời than vãn thể hiện cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, buồn bã

=> Những nét vẽ về âm thanh, ánh sáng và con người trong bức tranh phố huyện của tác giả như rời rạc nhưng lại hoà quyện cộng hưởng trong 1 hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa.

+ Chi tiết: chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khó hàng ngày của họ – chuyến tàu, hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

* Hình ảnh đoàn tàu mang lại thế giới khác:

– Nó như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm, đem đén cho phố huyện ánh sáng xa lạ của thế giới thành thị

– Ánh sáng lấp lánh của những ngọn đèn sau cửa kính, ánh sáng loang loáng trên các tay vịn đủ sức xoá đi dù chỉ trong giây lát

– Âm thanh mãnh liệt của tiếng còi tầu, của bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách đủ sức át đi bản hoà tấu đều đều, buồn tẻ đơn điệu của phố huyện

-> con tàu tác động vào lòng người 1 ấn tượng mạnh mẽ. đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, u uẩn -> con tàu trở thành một nhu cầu thường ngày của người dân phố huyện.

3. Nhân vật Liên

a. Cảnh ngộ

– Liên và An từng có cuộc sống tuổi thơ hạnh phúc, vui vẻ nhưng rồi gia đình xa sút bố Liên mất việc…nên 2 chị em phải về quê ở với mẹ, hai chị em trông coi của hàng tạp hoá

b. Tâm trạng của Liên

– Khi phố huyện về chiều: Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật -> tình yêu thương của nhân vật đối với mảnh đất quê hương

– Đối với những người dân nghèo nơi phố huyện: cảm thông, thương yêu và trân trọng họ, cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

– Đối với công việc gia đình và câu em: Liên là người chi chững chạc, đảm đang biết chăm sóc em và biết sắp xếp, thu vén công việc gia đình

– Khi tàu đến:

+ Hành động: dắt em đứng dậy, dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng: “Hà Nội xa xăm”

-> tâm trạng: khao khát, đón chờ đoàn tàu vì nó đem đến chi Liên một thế giới khác, đem đến cho Liên những khoảng khắc bừng sáng, hấp dẫn, đặc biệt nó đánh thức trong lòng Liên những kỉ niệm đẹp về Hà Nội

=> Nhân vật này tiêu biểu cho những thiếu nữ Việt Nam trước CM tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán, tù đọng nhưng vẫn nhân hậu, không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sáng.

4. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

a. Biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện.

* Biểu tượng bóng tối.

– Lặp hơn 20 lần trong tác phẩm.

-> bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối.

– Cái màn đêm ấy tưởng chừng như có thể sắt ra từng miếng, đè nặng lên cả tác phẩm tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.

– Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

-> Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói

chung.

->Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người.

– Bóng tối ấy có liên quan đến từng con người có một cuộc đời vất vả, lam lũ:

+ Tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước.

+ Đêm về bác phở Siêu xuất hiện.

+ Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn.

+ Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống.

+ Đêm nào Liên cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu.

->Bóng tối trở thành biểu tượng nghệ thuật gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

* Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện.

– Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm.

->Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng.

– Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện.

– Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen.

-> Chị em Liên cảm nhận chiều quê: Cảnh vật tuy buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo.

-> Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm.

b. Biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.

– Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.

-> Đó là  biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên.

+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách…khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.

+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.

– Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống.

+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn  của cuộc đời mình

– Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.

-> Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

5. Tư tưởng tác phẩm.

– Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.

Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi  cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.

6. Đặc sắc nghệ thuật.

– Truyện trữ tình, truyện không có truyện .

– Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể.

– Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm.

– Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ.