Soạn bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

SOẠN BÀI CHIẾU CẦU HIỀN

Ngô Thì Nhậm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

            – Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung.

            – Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm.

  1. Kĩ năng

            – Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.

            – Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận.

  1. Thái độ

            – Thấy được tầm quan trọng của người hiền tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

            – Tích cực trong học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách.

B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 I.TÌM HIỂU CHUNG

 1/ Tác giả

  NTN quê ở Hà Nội, từng đỗ tiến sĩ và ra làm quan dưới triều Lê – Trịnh. Sau đó, ông ra làm quan cho triều Tây Sơn và giữ nhiều chức  vụ quan trọng trong triều đình.    

 2/ Tác phẩm

  – Thể loại: chiếu, là loại văn nghị luận để truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của vua chúa về những vấn đề hệ trọng của QG.

 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 

  1. Đoạn 1: Quy luật xử thế của người hiền.

    – So sánh: người hiền – ngôi sao sáng; thiên tử – sao Bắc Thần.

    – Nêu quy luật: sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần à người hiền phải phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là tất yếu, hợp ý trời.

    – Nêu phản đề: người hiền có tài mà đi ở ẩn, lánh đời thì như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi à trái ý trời.

    – Viện dẫn Luận ngữ: vừa tạo nên tính chính danh cho bài chiếu (vì đv nhà nho xưa, lời Khổng Tử là chân lí) vừa đánh trúng tâm lí sĩ phu Bắc Hà,  cho thấy QT là người có học, biết lễ nghĩa.

=> Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục tạo tiền đề cho toàn bộ hệ thống lập luận ở phần sau.

  1. Đoạn 2: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc hà và nhu cầu của ĐN.a/ Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:

     – Trước đây (lúc thời thế suy vi, loạn lạc):

     + Bỏ đi ở ẩn, trốn tránh việc đời

     + Làm quan trong triều: sợ hãi, im lặng, làm việc cầm chừng, không đúng với năng lực

    – Nay (thời đại mới, thời bình): vẫn chưa có ai tìm đến giúp vua.

=> Cách liệt kê và nêu câu hỏi rồi khẳng định cả hai cách ứng xử đều không đúng: vừa thể hiện sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện được sự đòi hỏi và cả chút thách thức của vua QT.

         b/ Tính chất của thời đại mới và nhu cầu của đất nước:

   – Những bất cập của triều đại mời:    

      + Kỉ cương triều đình còn nhiều khiếm khuyết;

      + Biên ải chưa yên;

      + Dân còn mệt nhọc;

      + Dân chưa hiểu lòng nhà vua.

   – Nhu cầu của ĐN: ĐN còn nhiều khó khăn, một mình nhà vua không thể cán đáng hết, cần sự trợ giúp của hiền tài.

=> Cách nói vừa thẳng thắn vừa khéo léo.

=> Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết vừa kiên quyết khiến cho người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới.

     3. Đoạn 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

   – Đối tượng cầu hiền: quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ (mọi tầng lớp) à.tư tưởng dân chủ, tiến bộ.

   – Biện pháp, cách thức cầu hiền:

      + Mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách;

      + Quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi;

+ Người tài tự tiến cử.

->  Đường lối rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện; chính sách rộng mở, giàu tính khả thi.

=> QT là người có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn cho mọi thần dân, khiến họ yên tâm khi tham gia việc nước.

  1. Đoạn kết: Lời kêu gọi hiền tài.

  – Động viên khích lệ hiền tài chung vai gánh vác việc nước.

  – Hứa hẹn đãi ngộ hiền tài “cùng nhau hưởng phúc”.

=> Những hình ảnh vũ trụ tươi sáng cùng với lời hô gọi hăm hở thể hiện lời kêu gọi chân thành, thiết tha làm phấn chấn lòng người.

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

   – Cách nói sùng cổ (thi pháp VHTĐ).

   – Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả lí và tình.

  1. Ý nghĩa văn bản

Bài chiếu thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước.