Soạn bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

Soạn bài Nước Đại Việt ta 

( Trích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)

A. Tìm hiểu chung.

I.    Tác giả.

1.    Cuộc đời.

–    Nguyễn Trãi (1380-1422) hiệu là Ức Trai
–    Quê : xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau đó thì rời đến Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
–    Cha là Nguyễn Phi Khanh,là một anh thư sinh nghèo hiếu học.
–    Mẹ là Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán là một quý tộc thời nhà Trần.
–    Lên sáu tuổi thì mất mẹ, lên mười tuổi ông ngoại qua đời ông ở với cha nên thiếu đi tình thương của mẹ và ông dễ đồng cảm với người khác.
–    Năm 1400 Nguyễn Trãi đõ thái học sinh sau đó cùng cha ra làm quan nhà Hồ
–    Năm 1407 cha ông bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc, ông và một người em của mình cùng theo để chăm sóc cha. Khi nghe lời cha, ông trở về nhưng bị giặc Minh bắt. Sau đó ông tìm đến vua Lê Lợi và hai ông, người đa mưu người tướng giỏi đã làm nên nhiều chiến công trong lịch sử dân tộc.
–    Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2.    Sự nghiệp.

–    Nguyễn Trãi để lại một khối lượng tác phẩm lớn và giàu giá trị, phong phú đa dạng thể loại như phú, chiếu, biểu, cáo, thơ. Văn chương Nguyễn Trãi được chia làm 2 mảng chính là văn chính luận và văn trữ tình
+ văn chính luận tiêu biểu như: quân trung từ mệnh tập,bình ngô đại cáo, băng hồ di lục, Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí, dư địa chí…
+ văn thơ trữ tình gồm có: ức Trai thi tập, quốc âm thi tập..

II.    Tác phẩm.
1.    Vị trí.

–    Nước Đại Việt ta được trích từ phần đầu của bài cáo Bình Ngô Đại Cáo.
–    Đoạn này được Nguyễn Trãi nhằm tổng kết mười năm chống giặc và là cơ sở lý luận cho việc kết tội giặc Minh. Dồng thời doạn trích thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc.

2.    Hoàn cảnh sáng tác.

–    Đầu năm 1428 sau khi quân ta đại thắng tiêu diệt 15 vạn quân Minh và buộc Vương Thông phải rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Lợi soạn thảo Bình Ngô Đại Cáo để bố cáo với thiên hạ về sự kiện quan trọng này.

3.    Thể loại cáo.

–    Cáo là một thể loại văn học hành chính của nhà nước quân chủ, thường dùng để phát ngôn của vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết sự kienj và công việc quan trọng cho toàn dân chúng biết.
–    Cáo có thể viết văn xuôi nhưng thường viết văn biền văn.

B. Tìm hiểu chi tiết.

I.    Hai câu thơ đầu:tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

–    Khái niệm nhân nghĩa:

+ theo nho giáo nhân nghĩa có nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng, khái niệm mang nội hàm tốt đẹp
+ theo Nguyễn trãi thì nhân nghĩa là “ yên dân”

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

–    Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng để Nguyễn Trãi khai triển nội dung bài cáo.
–    Quân Minh tội ác tày trời muốn dân được yên ổn thì phải “ trừ bạo”.

–    Theo Nguyễn Trãi muốn yên dân ,nhân dân được sống trong thai bình thịnh vượng thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực tàn bạo gây hại cho dân.

II.    Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.

Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam xũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế môt phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

–    Để khẳng định chủ quyền độc lập Nguyễn trãi đưa ra những các yếu tố:

+ nền văn hiến đã có từ lâu đời
+ về địa lý bờ cõi đã chia 
+ phong tục bắc nam cũng khác
+ qua các triều đại tương ứng với những triều đại Trung Quốc
+ mạnh yếu khác nhau nhưng chúng ta luôn tự hào vì hào kiệt đời nào cũng có.

–   Như vậy có thể thấy Nguyễn Trãi đã đưa những yếu tố để làm nên một dân tộc một quốc gia. Nước Đại Việt có nền văn hóa lâu đời, có chủ quyền vị trí địa lý lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán riêng và có những triều đại tương xứng với Trung Quốc. Nếu họ có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì ta có Triêu Đinh, Lý, Trần. Họ có tân ấy triều đại thì ta cũng có những triều đại tương xứng như thế. Tuy mạnh yếu hai nươc khác nhau nhưng đối với ta hào kiệt đời nào cũng có. Đoạn thơ như thể hiện rõ lòng tự tôn và tự hào dân tộc. Nước ta tuy nhỏ nhưng cũng là một nước có nền văn hóa lâu đời và có chủ quyền lãnh thổ riêng.

III.    Những chiến công ta dành được.

“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.”

–    Hàng loạt các chiến công được nêu lên Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã đó là những cái tên của các tướng Trung Quốc đã sang xâm chiếm nước ta nhưng đều có kết quả không tốt, không thất bại thì cũng tiêu vong “bắt sống” thậm chí mất mạng “ giết tươi”. Tất cả những đều điều nói trên đều được ghi chép cẩn thận chứng cớ còn ghi.
–    Như vậy có thể thấy quân ta tuy yếu nước ta tuy nhỏ nhưng chính bằng sự nhân nghĩa cũng như cuộc chiến tranh chính của mình quân ta vẫn chiến đấu thắng kẻ thù mạnh như trung Quốc.


IV.    Nghệ thuật của tác phẩm.

–    Từ ngữ diễn đạt mang tính lâp luận chặt chẽ và hùng biện.
–    So sánh và liệt kê
–    Các câu văn biền ngẫu chạy dài song song 
–    Lời thơ đanh thép ,dẫn chứng cụ thể.

V. Tổng kết.

Nước Đại Việt ta là một đoạn trích thấm nhầm tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào tự tôn dân tộc. Với những câu văn biền ngẫu kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê, đãn chứng cụ thể Nguyễn trãi đã mang lại nền tảng và cơ sở pháp lý để vạch tội kẻ thù.