Giới thiệu bài: Nhân vật thông minh là kiểu nhânvật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Trong các truyện này trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài ,tập trung vượt qua những thử thách và tư duy qua những tình huống rối rắm phức tạp.Từ đó tạo nên tiếng cười ,sự hứng thú,khâm phục của người nghe. Điều đó thể hiểu rất rõ trong truyện : Em bé thông minh..
Tìm hiểu văn bản.
1/ Những lần thử thách trí thông minh của cậu bé: Những câu đố oái ăm
a/ Câu đố thứ nhất:”Trâu cày … đường”
Cậu bé trả lời bằng câu đố lại:”Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước”
b/ Câu đố thứ 2:
Vua đố: Nuôi 3 con trâu đực đến cuối năm đẻ thành chín con
+ Cậu bé đã dẫn dắt để nhà vua để nhà vua tự nói ra cái vô lí trong câu đố của mình
c/ Câu đố thứ 3:
+ Nhà vua lại ra câu đố: thịt 1 con chim sẻ dọn thành 3 mâm cổ.
+ Cậu bé đố lại: rèn 1 cây kim thành 1 con dao để xẻ thịt chim.
d/ Câu đố thứ 4:
+ Sứ thần nước ngoài đố: xâu 1 sợi chỉ mảnh qua ruột 1 con ốc vặn rất dài.
+ Cậu dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố .
=> Cậu bé là 1 người thông minh, mưu trí hơn người.
2/ Tính chất của các câu đố:
– Xét về người đố: có khả năng cao dần: vua- quan- sứ thần.
– Xét về đối tượng giải đố: người cha- dân làng- các quan đại thần, các nhà thông thái- vua.
– Xét về tính chất câu đố: oái ăm và hóc búa dần.
+ Câu 1: có khả năng làm được nhưng không ai nghĩ đến.
+ Câu 2 và câu 3: không thể làm được bởi vô lý.
+ Câu 4: có khả năng thực hiện được nhưng không ai nghĩ đến.
=> Tất cả những điều này càng làm nổi bật hơn sự thông minh, mưu trí của cậu bé.
3/ Ý nghĩa của truyện:
– Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian.
– Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống.