Soạn bài Thạch Sanh

1. Tóm tắt truyện.

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

 
Lí Thông – một người hàng rượu – thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
thạch sanh
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
 
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
 
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
 
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
 
2. Bố cục.
 
a/ Mở truyện: Giới thiệu nguồn gốc, lai lịch của nhân vật chính(TS) 
b/ Thân truyện: Có thể chia thành nhiều chặng. 
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em cùng Lý Thông. 
+ Thạch Sanh diệt chằng tinh bị Lý Thông cướp công. 
+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông cướp công. 
+ Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thuỷ Tề. 
+Thạch Sanh bị vu oan vào tù và được giải oan. 
+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu. 
 
c/ Kết truyện: Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi.
 
3. Sự đối lập trong tích cách, hành động của Thạch Sanh và Lý Thông:
Thạch Sanh
Lý Thông
– Hiền lành, thật thà.
-Luôn tin người và giúp đỡ người bị nạn.        
-Giàu lòng thương người, vị tha.
-Độ lượng, nhân ái.
– Gian ác, xảo trá.
– Luôn lừa dối, gạt gẫm người khác.
– Xảo quyệt, tàn nhẫn đến mất hết lương tri.      

Đây là sự đối lập về tính cách, hành động của hai nhân vật chính diện và phản diện trong truyện cổ tích. TS đại diện cho lòng tốt, cái thiện; Lý Thông đại diện cho cái xấu, cái ác trong XH xưa.

4. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì: 
a/ Tiếng đàn thần của Thạch Sanh: 
Là tiếng đàn giãi bày tình yêu, đòi hỏi công lý, tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân vật; cũng vừa là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. 
 
b/ Niêu cơm thần: 
Cũng vừa là vũ khí, phương tiện kì diệu tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo. Đó là niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái của ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hoà bình- thể hiện tư tưởng yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. 
 
5. Kết thúc truyện: Thể hiện công lý xã hội và sự ước mơ của nhân dân về sự đổi đời. 
 
6. Ý nghĩa truyện: 
– Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. 
– Nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ, độc đáo và giàu ý nghĩa.